Vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đến kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc h’mông tại xã huổi lèng – huyện mường chà – tỉnh điện biên (Trang 40 - 47)

Vai trò của sản xuất cánh kiến đỏ mang tính chất quyết định đến đời sống của người dân xã Huổi Lèng. Cánh kiến đỏ đã và đang giúp người dân thoát nghèo. Với hơn 90% dân số là người H’Mông kinh tế chưa phát triển, trong những năm gần đây cánh kiến đỏ đã đóng vai trò thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

Để đánh giá vai trò của cánh kiến đỏ đối với kinh tế hộ gia đình tôi tiến hành phân tích kinh tế hộ gia đình để từ đó thấy được thu nhập từ cánh kiến đỏ chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng thu nhập hộ gia đình.

Các hộ gia đình được chia thành 4 nhóm, tiêu chí phân loại hộ như sau.

Nhóm hộ Thu nhập (đ/người/tháng)

Giàu (nhóm I) > 750 000

Khá (nhóm II) 550 000 – 750 000

Trung bình (nhóm III) 240 000 – 550 000

Dựa vào tiêu chí phân loại hộ của địa phương xã Huổi Lèng không có nhóm hộ giàu. Tôi phỏng vấn 30 hộ gia đình sản xuất cánh kiến đỏ ba bản xã Huổi Lèng trong đó có 7 hộ nhóm II, 15 hộ nhóm III và 8 hộ nhóm IV

Dưới đây là bảng tổng hợp cơ cấu thu nhập hộ Cánh kiến đỏ.

Bảng 5. 6 Phân tích cơ cấu thu nhập ba bản Huổi Toong 1, Huổi Toong 2, Chống Dình.

Lĩnh vực Nhóm hộ

Nông nghiệp (%) Cánh kiến (%) Khác (%)

II 16,67 55,45 27,88

III 30 48,51 21,49

IV 56,08 38,95 4,97

Biểu đồ 03: Phân tích cơ cấu thu nhập hộ ba bản Huổi Toong 1, Huổi Toong 2, Chống Dình.

Huổi Lèng có nguồn thu nhập sản xuất nông nghiệp, cánh kiến đỏ và một số nguồn thu nhập khác (nghề phụ, lương, buôn bán, khoanh nuôi bảo vệ). Đối với nhóm hộ IV nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chính, sau đó là nguồn thu từ cánh kiến đỏ, nhóm hộ IV nguồn thu nhập khác chiếm rất ít. Đối với nhóm hộ II, III thu nhập từ cánh kiến đỏ chiếm phần lớn trong tổng thu nhập hộ gia đình. Từ kết quả đó thấy rằng chỉ có phát triển sản xuất cánh kiến đỏ mới có thể làm thay đổi đời sống kinh tế cộng đồng người H’Mông.

Thu nhập từ cánh kiến đỏ có đóng góp khác nhau đối với tổng thu nhập ở mỗi nhóm hộ gia đình ở các bản là khác nhau. Vì vậy tôi phân tích cơ cấu thu nhập hộ của mỗi bản để thấy vai trò của cánh kiến đỏ đối với mỗi bản.

Huổi Toong 1 là bản trung tâm xã, thuận tiện đường giao thông đi lại, diện tích nuôi thả cánh kiến ít hơn hai bản Huổi Toong 2 và bản Chống Dình. Tuy nhiên, thu nhập từ cánh kiến đỏ vẫn là nguồn thu nhập chính của hộ gia đình.

Bảng 5.7 Phân tích cơ cấu thu nhập hộ gia đình Bản Huổi Toong 1.

Lĩnh vực Nhóm hộ

Nông nghiệp (%) Cánh kiến (%) Khác (%)

II 3,6 52,12 44,27

III 14,79 48,38 36,84

IV 67,48 24,30 8,22

Nhìn vào bảng 5.7 và biểu đồ 03 ta thấy thu nhập từ cánh kiến đỏ chiếm tỷ trọng cao (24,3 – 52,12%) trong tổng thu nhập. Còn đối với nhóm hộ IV sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trình độ sản xuất thấp kém lại thiếu đất sản xuất thường xuyên bị lỗ không đủ tiêu dùng nên thu nhập thấp đời sống gặp khó khăn chưa thể thoát nghèo. Đối với nhóm II, III cánh kiến đỏ là nguồn thu nhập chính (trên 50%). Ngoài ra do có vốn sản xuất từ cánh kiến đỏ, có điều kiện gần trung tâm xã nên đầu tư vào buôn bán, làm nghề phụ thu nhập của họ cao hơn thu nhập trung bình của bản nhiều.

Huổi Toong 2 là bản đứng thứ hai xã Huổi Lèng về sự phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ. So với bản Huổi Toong 1, Bản Huổi Toong 2 có thu nhập và đời sống cao hơn hẳn. Biểu 5.8 phân tích cơ cấu thu nhập hộ Bản Huổi Toong 2.

Nhóm hộ

Nông nghiệp (%) Cánh kiến (%) Khác (%)

II 27,18 52,7 20,12

III 38,94 41,98 19,08

IV 44,45 55,55 0

Biểu đồ 05: Phân tích cơ cấu thu nhập hộ bản Huổi Toong 2.

Đối với Bản Huổi Toong 2 thu nhập từ cánh kiến đỏ luôn là nguồn thu nhập chính cho cả ba nhóm hộ gia đình. Nhóm hộ IV thu nhập từ cánh kiến đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất so với hai nhóm còn lại (55,55% tổng thu nhập hộ). Tuy người dân tập trung vào sản xuất nông nghiệp nhưng do nương rẫy bị thoái hoá, trình độ sản xuất thấp kém nên bị thua lỗ, may mắn cũng đủ tự cung tự cấp cho tiêu dùng. Đối với nhóm hộ II, III sản xuất cánh kiến là nguồn thu nhập chính. Ngoài ra nguồn thu nhập khác của nhóm hộ II và III cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập hộ gia đình.

Bản Chống Dình là bản được đánh giá có đời sống kinh tế - xã hội ổn định nhất xã Huổi Lèng. Hộ gia đình nào của bản Chống Dình đều trồng cây cọ khiết nuôi thả cánh kiến đỏ. Bảng 5.9 phân tích cơ cấu thu nhập hộ gia đình bản Chống Dình cho chúng ta biết đóng góp của cánh kiến đỏ đối với thu nhập kinh tế hộ gia đình.

Lĩnh vực Nhóm hộ

Nông nghiệp (%) Cánh kiến (%) Khác (%)

II 19,22 61,52 19,26

III 36,27 55,18 8,55

IV 56,31 37,00 6,69

Biểu đồ 06: Phân tích cơ cấu thu nhập hộ bản Chống Dình.

Thu nhập từ cánh kiến đỏ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Đối với nhóm hộ IV thu nhập chính phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Còn nhóm hộ II, nhóm hộ III thu nhập từ cánh kiến đỏ chiếm phần lớn trong tổng thu nhập hộ gia đình. Đặc biệt với nhóm hộ II thu nhập từ cánh kiến của họ rất cao. Thực tế điều tra được biết Huổi Lèng là bản thu nhập bình quân đầu người cao nhất của cả xã. Người dân sống dựa chủ yếu vào cánh kiến đỏ. Họ cũng chú ý chăm sóc, bảo vệ diện tích thả cánh kiến đỏ của mình nên hiệu quả sản xuất cánh kiến cao hơn các bản khác.

Hình 16: Phỏng vấn hộ Giàng Sé Bản Huổi Toong 1 Hình 17: Phỏng vấn hộ Mùa A Ré Bản Huổi Toong 2 Hình 18: Phỏng vấn hộ Hang Văn Chứ Bản Chống Dình

Qua phân tích cơ cấu thu nhập các nhóm hộ gia đình đi đến kết luận sau. Đối với nhóm hộ IV sản xuất nông nghiệp vẫn là chính thu nhập từ cánh kiến đỏ và nguồn thu khác đóng góp thêm vào thu nhập hộ gia đình. Còn đối với nhóm hộ III, đặc biệt là nhóm hộ II nguồn thu nhập chính của họ từ cánh kiến đỏ. Nuôi thả cánh kiến đỏ có thể thay đổi kinh tế hộ gia đình, vì vậy địa phương cần nhân rộng và phát triền nghề nuôi thả cánh kiến để xoá đói giảm nghèo cho người dân trong xã.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc h’mông tại xã huổi lèng – huyện mường chà – tỉnh điện biên (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w