Đánh giá hiện trạng rừng cây chủ thả cánh kiến đỏ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc h’mông tại xã huổi lèng – huyện mường chà – tỉnh điện biên (Trang 29 - 81)

5.1.1.1. Hiện trạng diện tích rừng cây chủ cánh kiến đỏ

Tổng diện tích đất Lâm nghiệp của xã Huổi Lèng là 5073,05 ha; trong đó diện tích rừng Cọ khiết là 655ha (chiếm 12,91%). Mỗi vụ, toàn xã đưa 300 ha rừng Cọ khiết vào thả cánh kiến đỏ.

Từ khi thành lập Lâm trường cánh kiến Huổi Lèng đến nay diện tích rừng Cọ kiết tăng lên đáng kể. Những thay đổi về diện tích nuôi thả cánh kiến đỏ Huổi Lèng trong hơn 40 năm qua được thể hiện qua bảng 5.1

Bảng 5.1: Diện tích (ha) rừng Cọ khiết theo năm

Năm 1965 1987 1994 2000 2007

Diện tích (ha) 400 542,3 489,3 550,3 655

Biểu đồ Diện tích rừng Cọ khiết xã Huổi Lèng sẽ cho ta thấy rõ hơn sự biến đổi của diện tích theo thời gian

Biểu đồ 01: Diện tích rừng Cọ khiết xã Huổi Lèng.

Nhìn vào biểu đồ 01 và bảng 5.1 ta thấy từ khi thành lập Lâm trường đến nay diện tích rừng Cọ khiết tăng lên nhanh, đặc biệt là từ những năm

Hình 07: Cây Cọ khiết tại vườn

ươm Hình 08: Rừng cọ khiết

1994 trở lại đây. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1987 – 1994 diện tích rừng bị giảm do khi Lâm trường cánh kiến đỏ giải thể, diện tích rừng Cọ khiết được giao lại cho những hộ dân có điều kiện nuôi thả cánh kiến đỏ. Vì vậy có nhiều diện tích bị phá đi làm nương rẫy. Từ năm 1995, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà đưa cây Cọ khiết cùng thông mã vĩ và tre bát độ vào trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc diện tích rừng Cọ khiết tăng lên nhanh. Hiện nay, nhận thấy vai trò của nhựa cánh kiến đỏ rất quan trọng nên nhiều hộ gia đình đã tự cải tạo trồng lại những diện tích rừng Cọ khiết khả năng sản xuất thấp.

Hiện nay trung bình mỗi hộ gia đình xã Huổi Lèng có 1,65 ha. Tuy nhiên, diện tích rừng Cọ khiết phân chia không đều cho mỗi một hộ gia đình. Một số hộ gia đình có 12 – 15 ha rừng Cọ khiết trong khi đó nhiều hộ gia đình chỉ có 0,5 thậm chí 0,3 ha. Nguyên nhân khi Lâm trường giải thể chỉ một số ít hộ gia đình nhận lại diện tích rừng Cọ khiết tiếp tục sản xuất cánh kiến đỏ. Đến nay khi nhận thức ra vấn đề, thấy được giá trị của việc nhận đất nhận rừng nuôi thả cánh kiến đỏ thì không còn quỹ đất để giao cho bà con sản xuất.

Xét về chủ thể quản lý hiện nay rừng Cọ khiết được chia ra làm hai loại. Một loại rừng Cọ khiết do người dân nhận bảo vệ khi Lâm trường giải thể; hiện nay không có cơ quan ban ngành chức năng nào quản lý, đầu tư giúp đỡ trong sản xuất. Khi phỏng vấn các hộ gia đình có diện tích này thì nhiều hộ gia đình còn chưa có “sổ xanh” công nhận quyền sử dụng đất rừng. Một loại rừng Cọ khiết là diện tích rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà quản lý, diện tích này được quan tâm đầu tư theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Mỗi ha rừng Cọ khiết trồng mới hoàn toàn được đầu tư cây giống trị giá 1 triệu đồng; hàng năm nhà nước sẽ giả cho tiền khoanh nuôi bảo vệ là 100.000 đ/ha/năm; ngoài ra khi cây Cọ khiết trưởng thành người dân được phép thả rệp cánh kiến đỏ và được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ việc nuôi thả đó. Bảng 5.2 cho thấy tỷ lệ hai loại rừng này và tỷ lệ rừng cánh kiến của các bản.

Bảng 5.2 Tỷ lệ phần trăm diện tích rừng Cọ khiết của các bản.

TT Tên khu vực/ địa phận bản Diện tích Cọ khiết (ha) % diện tích Cọ khiết 1 Chống Dình 210 32,06 2 Huổi Toong 1 43 6,56 3 Huổi Toong 2 121 18,47 4 Huổi Lèng 4 0,6 5 Ma Lù Thàng 42 6,41 6 Ca Di Nhe 9 1,37 7 Nậm Chua 0 0 8 Ban quản lý rừng phòng hộ 226 34,05 Tổng 655 100

Nhìn vào bảng 5.2 ta thấy rằng rừng Cọ khiết do Ban quản lý rừng phòng hộ có diện tích nhiều nhất 226 ha (34,05% tổng diện tích rừng Cọ khiết). Diện tích còn lại tập trung ở 4 bản Chống Dình (210 ha chiếm 32,06%), Huổi Toong 2 (121ha chiếm 18,47%), Huổi Toong 2 (43 ha chiếm 6,56%) và Ma Lù Thàng (42 ha chiếm 6,41%). Điều này cho chúng ta thấy các cơ quan ban ngành đã bắt đầu chú ý đến khả năng phòng hộ, xoá đói giảm nghèo cho bà con dân tộc H’Mông của cây Cọ khiết. Trong tương lai được sự giúp đỡ của Ban quản lý rừng phòng hộ, và mong muốn sản xuất cánh kiến của người dân diện tích rừng Cọ khiết sẽ còn tăng nhanh nhiều hơn.

5.1.1.2. Đánh giá mật độ và tình hình sinh trưởng của rừng Cọ khiết

Theo thiết kế ban đầu của Lâm trường rừng Cọ khiết được trồng với mật độ 450 cây/ha và phải luôn đảm bảo mật độ này trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay nhiều lô rừng Cọ khiết có mật độ thấp hơn có nơi chỉ đạt 300 cây/ha nhưng cũng có nơi mật độ cao đạt 800 cây/ha. Một số nguyên nhân dẫn đến mật độ thay đổi: Những rừng Cọ khiết này thả rệp cánh kiến nhiều năm nay cây bị khai thác quá mức nên chết; do người dân phá bỏ cây Cọ khiết khi Lâm trường giải thể; một số hộ trồng dặm làm mật độ tăng lên.

Rừng Cọ khiết được trồng vào khoảng những năm 1999, 2000 có mật độ khá đều nhau, trung bình khoảng 900 – 1000 cây/ha. Rừng Cọ khiết trồng

Hình 10: Rừng Cọ khiết trồng

năm 1980 Hình 11: Rừng Cọ khiết trồng năm

1990 - 2000

mấy năm gần đây có mật độ dầy hơn nhiều, theo thiết kế của Ban quản lý rừng phòng hộ những rừng Cọ khiết này có mật độ từ 1800 – 1900 cây/ha. Mật độ trồng ở những giai đoạn sau cao hơn rất nhiều so với trước vì ngoài nuôi thả cánh kiến các rừng Cọ khiết còn có chức năng phòng hộ đầu nguồn.

Bảng 5.3: Tỷ lệ phần trăm cây đậu kiến trong 10 OTC TT OTC Năm trồng Số cây OTC Số cây đậu kiến Tỷ lệ % cây đậu kiến Sinh trưởng 1 1980 56 32 57,14 Tốt 2 1980 41 16 39,02 Tốt 3 1980 33 14 42,42 Tốt 4 1980 30 19 63,33 Tốt 5 1980 37 23 62,16 Tốt 6 1999 43 19 44,19 Tốt 7 1999 38 20 47,36 Tốt 8 2000 34 22 64,71 Tốt 9 2006 74 Chưa thả 10 2006 69 Chưa thả

Nhìn vào bảng ta thấy khả năng đậu rệp của các lâm phần Cọ khiết điều tra là khác nhau. Kinh nghiệm sản xuất người dân chỉ ra rằng một khu rừng Cọ khiết có khoảng từ 20 – 80% số cây có khả năng đậu rệp. Mặt khác khi đậu rệp rồi thì khả năng cho nhựa của các cây cũng rất khác nhau. Có những cây rệp cánh kiến sống được ở tất cả các cành, nhưng có những cây rệp chỉ sống ở một số cành nhất định. Theo kinh nghiệm của những người thả cánh kiến lâu năm thì những cây Cọ khiết có vỏ đen khả năng đậu rệp cao hơn những cây có vỏ trắng. Vì vậy, khi thả cánh kiến nên lựa chọn những cây Cọ khiết vỏ đen, không nên thả rệp vào các cây Cọ khiết có vỏ trắng.

5.1.1.3. Đánh giá thực trạng nuôi thả cánh kiến đỏ tại xã Huổi Lèng

Nuôi thả cánh kiến đỏ là nghề truyền thống của người dân tộc H’Mông xã Huổi Lèng. Qua tìm hiểu thực tế và kế thừa tài liệu, toàn xã hiện nay có 173 hộ gia đình có từ 0,5 ha rừng trồng Cọ khiết để thả cánh kiến đỏ. Hầu như bản nào cũng có hộ gia đình trồng Cọ khiết để sản xuất nhựa cánh kiến đỏ. Bảng 5.4 cho biết tỷ lệ % số hộ sản xuất cánh kiến đỏ trong toàn xã.

Bảng 5.4: Tỷ lệ phần trăm số hộ sản xuất cánh kiến đỏ của một số bản. TT Tên bản Tống số hộ của thôn Số hộ sx Cánh kiến Tỷ lệ % so với thôn Tỷ lệ % so với xã 1 Chống Dình 95 95 100 41,30 2 Huổi Toong 2 87 38 43,6 16,25 3 Huổi toong 1 38 15 39,47 3,78 4 Ma Lù Thàng 66 20 30,30 5,05 5 Toàn xã 396 173 43,68

Toàn xã có 173 hộ sản xuất cánh kiến đỏ chiếm 43,68% so với toàn xã. Trong đó bản Chống Dình có 100% số hộ nuôi thả cánh kiến đỏ; đây cũng là bản có nhiều hộ gia đình sản xuất cánh kiến đỏ nhất toàn xã (chiếm 41,30%).

Năng suất và sản lượng nhựa cánh kiến đỏ từ năm 2000 trở lại đây tăng nhanh, đạt cao nhất vào năm 2006, nhưng đến năm 2007 năng suất và sản lượng nhựa lại giảm xuống. Năng suất và sản lượng cánh kiến từ năm 2000 được tổng hợp trong bảng 5.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5.5 : Năng suất và sản lượng cánh kiến đỏ xã Huổi Lèng.

Năm 2000 2004 2005 2006 2007

Năng suất (kg/ha) 6,67 66.67 100 233,3 46,67

Sản lượng (kg) 2 000 20 000 30 000 70 000 14 000

Sản lượng cánh kiến đỏ tăng lên là do diện tích thả cánh kiến được mở rộng, người dân đã quan tâm đến việc chăm sóc cây chủ, nuôi thả cánh kiến đỏ hơn trước. Tuy năng suất và sản lượng cánh kiến đỏ đã tăng lên từ những năm 2000 nhưng không ổn định. Năm 2007 năng suất, sản lượng nhựa cánh kiến thô giảm mạnh so với năm 2006. Nguyên nhân của việc này là do thời tiết năm 2007 không thuận lợi, sâu bệnh hại rệp cánh kiến phát triển hơn những năm trước, nhiều khu rừng cây chủ đã quá già đưa vào sản xuất không đạt hiệu quả cao. Ngoài những nguyên nhân kể trên còn một nguyên nhân nữa là cứ sau một năm được mùa nhựa cánh kiến mấy năm sau sẽ bị mất mùa. Theo họ đó là do cây Cọ khiết đã tập trung hết nhựa và sức sống để nuôi rệp trong năm đó, nên năm sau cây không kịp hồi phục sức sống nuôi rệp cho năng suất cao như năm trước. Những năm sau năm được mùa sản lượng nhựa sẽ tăng dần lên theo sự phục hồi của cây Cọ khiết. Vài năm sau nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, không có sâu bệnh sẽ có thể tạo được một vụ được mùa

Hình 13: Cây cọ khiết có khả năng đậu kiến

Hình 14: Chuẩn bị thả cánh kiến

mới. Đây là một kinh nghiệm quý giá của đồng bào H’Mông, dựa vào kinh nghiệm này khi sản xuất nhựa cánh kiến ta phải luân chuyển rừng Cọ khiết không thể thả rệp cánh kiến liên tục trong nhiều năm trên cùng một diện tích, năng suất và sản lượng sẽ giảm dần, thậm chí cây Cọ khiết có thể chết. Hiểu được nguyên tắc này nhiều hộ gia đình có diện tích rừng Cọ khiết nhiều đã luân chuyển diện tích cánh kiến đỏ theo năm để ổn định thu nhập. Những hộ gia đình có ít diện tích rừng Cọ khiết vẫn thả liên tục, năng suất nhựa cánh kiến của những hộ gia đình thường thấp hơn những hộ gia đình thả luân chuyển.

Năng suất và sản lượng nhựa cánh kiến không ổn định còn thể hiện ở sự khác nhau về năng suất và sản lượng của giữa các khu rừng Cọ khiết. Như đã nói ở phần trên, khả năng đậu rệp của các cây Cọ khiết khác nhau, sức sản xuất của những rừng cây chủ lâu năm thường thấp hơn những khu rừng mới trồng. Để tạo nên năng suất cao và ổn định nên trồng mới lại những diện tích rừng Cọ khiết đã quá già cỗi, khi trồng lại cần chú ý đến khâu chọn giống cây chủ để đảm bảo rừng cây chủ mới trồng lại có khả năng đậu rệp.

Gắn bó lâu dài với nghề nuôi thả cánh kiến đỏ, cộng đồng người dân tộc H’Mông xã Huổi Lèng đã hình thành những kiến thức bản địa nuôi thả cánh kiến đỏ. Hiện nay, người dân vẫn nuôi thả cánh kiến đỏ chỉ dựa vào những kiến thức bản địa được đúc rút trong quá trình sản xuất cánh kiến đỏ.

Trong khâu chọn giống, vào tháng 10 bà con thu nhặt hạt giống từ những cây Cọ khiết khỏe mạnh, đậu kiến mang về rửa sạch đem phơi khô; đến cuối tháng 12 đầu tháng 1 đem gieo ở chỗ ẩm ướt trên nương khi nào cây lớn mang đi trồng. Cách để giống này không hiệu quả, cây con bị chết nhiều phải trồng dặm lại. Tuy nhiên, cách để giống của đồng bào H’Mông lại đảm bảo rằng cây ở thế hệ sau sẽ đậu kiến nhiều như cây mẹ. Kinh nghiệm này của người dân cần được ghi nhận và nhân rộng.

Trong khi lựa chọn cây chủ để thả rệp giống người dân có nhiều kiến thức bản địa về kỹ thuật lựa chọn cây thả rất hay. Để nhận biết cây có khả năng đậu kiến họ quan sát vỏ cây, những cây có vỏ màu đen, đẽo vỏ nhấm có

vị ngọt cây đó chắc chắn sẽ đậu kiến; họ sẽ thả giống kiến trên cây đó. Đây là kiến thức bản địa quý giá, được đúc rút từ thực tế không phải nơi nào cũng có được, cần phải phát huy và nhân rộng kiến thức bản địa này ra nhiều địa phương khác.

Tuy nhiên chỉ áp dụng kiến thức bản địa vào nuôi thả cánh kiến đỏ sẽ không cho hiệu quả cao mà cần phải biết kết hợp kiến thức bản địa với kiến thức khoa học kỹ thuật. Người dân H’Mông xã Huổi Lèng chưa áp dụng được kiến thức khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cánh kiến đỏ. Nguyên nhân do chưa có cơ quan ban ngành nào thực hiện chuyển giao những kiến thức khoa học đến người dân. Trong khi phỏng vấn các hộ gia đình nhận thấy mong muốn của người dân là các cơ quan ban ngành tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật nuôi thả cánh kiến đỏ, kỹ thuật thu hoạch chế biến và bảo quản nhựa cánh kiến.

5.2. Đánh giá vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương tế - xã hội tại địa phương

5.2.1. Vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đến kinh tế hộ gia đình

Vai trò của sản xuất cánh kiến đỏ mang tính chất quyết định đến đời sống của người dân xã Huổi Lèng. Cánh kiến đỏ đã và đang giúp người dân thoát nghèo. Với hơn 90% dân số là người H’Mông kinh tế chưa phát triển, trong những năm gần đây cánh kiến đỏ đã đóng vai trò thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

Để đánh giá vai trò của cánh kiến đỏ đối với kinh tế hộ gia đình tôi tiến hành phân tích kinh tế hộ gia đình để từ đó thấy được thu nhập từ cánh kiến đỏ chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng thu nhập hộ gia đình.

Các hộ gia đình được chia thành 4 nhóm, tiêu chí phân loại hộ như sau.

Nhóm hộ Thu nhập (đ/người/tháng)

Giàu (nhóm I) > 750 000

Khá (nhóm II) 550 000 – 750 000

Trung bình (nhóm III) 240 000 – 550 000

Dựa vào tiêu chí phân loại hộ của địa phương xã Huổi Lèng không có nhóm hộ giàu. Tôi phỏng vấn 30 hộ gia đình sản xuất cánh kiến đỏ ba bản xã Huổi Lèng trong đó có 7 hộ nhóm II, 15 hộ nhóm III và 8 hộ nhóm IV

Dưới đây là bảng tổng hợp cơ cấu thu nhập hộ Cánh kiến đỏ.

Bảng 5. 6 Phân tích cơ cấu thu nhập ba bản Huổi Toong 1, Huổi Toong 2, Chống Dình.

Lĩnh vực Nhóm hộ

Nông nghiệp (%) Cánh kiến (%) Khác (%)

II 16,67 55,45 27,88

III 30 48,51 21,49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV 56,08 38,95 4,97

Biểu đồ 03: Phân tích cơ cấu thu nhập hộ ba bản Huổi Toong 1, Huổi Toong 2, Chống Dình.

Huổi Lèng có nguồn thu nhập sản xuất nông nghiệp, cánh kiến đỏ và một số nguồn thu nhập khác (nghề phụ, lương, buôn bán, khoanh nuôi bảo vệ). Đối với nhóm hộ IV nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chính, sau đó là nguồn thu từ cánh kiến đỏ, nhóm hộ IV nguồn thu nhập khác chiếm rất ít. Đối

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc h’mông tại xã huổi lèng – huyện mường chà – tỉnh điện biên (Trang 29 - 81)