Về nội dung, nghi thức

Một phần của tài liệu đàn nhị trong nhã nhạc cung đình huế (Trang 39 - 44)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1.1Về nội dung, nghi thức

Mỗi bài đều có nội dung riêng, ứng với mỗi nghi thức cuộc lễ. Nhưng cho đến nay, ít khi những bài bản này được diễn tấu độc lập, mà nó có thể được người nghe cảm nhận một cách đầy đủ khi biểu diễn liên hoàn cả mười bản Ngự. Điều đó chứng tỏ các “quan nhạc” ngày trước đã có dụng ý xây dựng tính liên kết cho mười bản nhạc này.

Các bài bản trong Mười bản liên hoàn trước khi có sự phối hợp lại thành một liên khúc chắc chắn đã là các bài bản độc lập và có thể là các tác phẩm có lời. Mười bản liên hoàn có chức năng kép, nếu tách từng bài một ra và hát thì đó là các bài bản thuộc hình thức ca Huế, nếu hòa tấu dàn nhạc thì cả mười bài là một thể thống nhất trong Nhã nhạc.

Giai điệu mỗi bài mặc dù có sự thống nhất chung nhưng đồng thời có những nét riêng biệt. Hai bài Phẩm tuyếtNguyên tiêu với chất nhạc khoan hòa, đĩnh đạc và phóng khoáng, rộng mở như bổ sung và làm cân bằng về mặt âm nhạc học cho phần mở đầu. Bài Hồ quảng mang một nét nhạc rộn ràng

tươi vui và trong sáng hơn. Tiếp đến là giai điệu của các bài Liên hoàn, Bình bán và Tây mai như tạo ra vẻ thuần khiết, trang nhã kết hợp được cả hai chất đĩnh đạc và phóng khoáng của các bài đầu. Bài Kim tiền là điểm đầu tiên của việc chuẩn bị chuyển nhịp độ và tốc độ, nét nhạc đậm chất phóng khoáng, rộng mở. Tiếp đến là ba bài Xuân phong, Long hổTẩu mã là những đoạn nhạc có tính chất đối đáp mang màu sắc sôi nổi, với nhiều cách đảo và nghịch phách được nhắc lại liên tục nhưng biến đổi về độ cao, cả dàn nhạc đồng thời kết thúc liên khúc một cách cương quyết, mạnh mẽ, các âm bị ngắt ngay ở phách mạnh.

3.2.1.2 Về thang âm, điệu thức

Đây là mười bản tấu khúc liên hoàn quan trọng nhất, xưa người ta gọi là mười bản Tàu vì cho rằng có ảnh hưởng của nhạc Tàu. Thực ra, mười bản này có ảnh hưởng về khuôn khổ và tên đầu đề chứ không chịu ảnh hưởng về mặt thang âm, điệu thức. Mười bản Ngự đều tấu trên hệ thống thang âm của điệu Bắc phổ biến trong âm nhạc người Việt: Hò - Xự - Xang - Xê - Cống tương đương với:

Hệ thống Hò Sol:

Hệ thống Hò Đô:

Tuy nhiên trong âm nhạc cung đình Huế không gọi là Bắc mà gọi là Khách và sự khác biệt là hai âm Xự (La) và Cống (Mi) thường không ổn định do trong lúc diễn tấu, các nghệ nhân thường rung hai bậc này (Vĩnh Phúc

(2010), “Nhã nhạc Triều Nguyễn”, Nxb Thuận Hóa. Ngoài ra còn vuốt từ Xự (La) lên Xang (Đô) và vỗ bậc Xê (Rê). Màu sắc điệu thức này có tính chất trong sáng, vui tươi, rộn ràng.

3.2.1.3 Về giai điệu

Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất cho sự liên hoàn của mười bản Ngự là sự trùng lặp (nhắc lại) giai điệu của bài trước ở bài sau (Thân Văn (2005), “Các phương thức hòa nhạc Cung đình Huế”, Nxb Thuận Hóa). Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày những đường nét giai điệu trùng lặp đó thông qua bè giai điệu của đàn Nhị.

Để tiện theo dõi, chúng tôi sử dụng lối ghi trên năm dòng kẻ, trong đó Hò tương đương nốt Sol (G).

a. Sự trùng lặp giữa hai bài:

* Phẩm tuyết Nguyên tiêu có 3 trường hợp: - Trường hợp thứ nhất: 4 ô nhịp

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo

- Trường hợp thứ hai: 4 ô nhịp

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo

- Trường hợp thứ 3: 2 ô nhịp

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo

* Nguyên tiêuLiên hoàn có 1 trường hợp:

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo

* Hồ quảngLiên hoàn có 1 trường hợp:

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo

* Liên hoàn Bình bán có 1 trường hợp:

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo

* Tây maiKim tiền có toàn bộ 11 ô nhịp cuối cùng của hai bài này giống nhau:

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo

b. Sự trùng lặp giữa ba bài

Chỉ có một trường hợp giữa bài Liên hoàn, Tây mai Kim tiền. Trong đó, nét trùng lặp này xuất hiện hai lần trong bài Tây maiKim tiền và một lần trong bài Liên hoàn: Trong bài Tây mai, nó nằm ở ô nhịp 18-20 và 21-23; Trong bài Kim tiền, nó nằm ở ô nhịp 22-24 và 25-27; Trong bài Liên hoàn, nó nằm ở ô nhịp 35-37.

Bản đàn Nhị Giáo trình Học viện Âm nhạc Huế Biên soạn và ký âm: Nghệ nhân Trần Thảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khít và gắn bó giữa các bài bản trong liên hoàn khúc mười bản Ngự.

Có thể thấy, trừ ba bài cuối cùng (Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã), còn tất cả bảy bài trong mười bản Ngự ít nhiều điều có những nét giai điệu giống nhau. Trong đó, bài Liên hoàn có tới năm nét giai điệu trùng lặp với các bài Nguyên tiêu, Hồ quảng, Bình bán, Tây mai và Kim tiền. Điều này làm cho liên hoàn khúc dường như là nơi hội tụ những đường nét giai điệu của mười bản Ngự.

Hai bài Tây mai Kim tiền có nét giai điệu trùng lặp dài nhất chiếm tỷ lệ hơn 1/3 độ dài bài bản. Ngoài ra, nó còn bao chứa thêm một nét giai điệu ngắn đã xuất hiện ở bài Liên hoàn. Điều đó càng làm tăng thêm sự gắn bó giữa các bài bản này với nhau và có tính thống nhất của tuyến giai điệu suốt từ bài Phẩm tuyết đến bài Tây mai.

Sự trùng lặp giai điệu giữa bảy bài đầu trong liên hoàn Khúc mười bản Ngự tất nhiên sẽ tạo ra hai vấn đề:

Một mặt, sự trùng lặp giai điệu thường gây khó khăn cho việc học thuộc và nắm bắt bài bản, bởi người ta sẽ dễ bị lẫn lộn ở đoạn nối tiếp sau nét giai điệu trùng lặp đó và phần nào làm nhòe đi tính chất riêng của mỗi bài bản.

Mặt khác, cũng chính vì sự trùng lặp giai điệu lại tăng cường tính thống nhất giữa bảy bài đầu trong liên hoàn khúc. Vì vậy, khi nghe diễn tấu liền mạch bảy bài đó, người ta thường có cảm giác rằng đây dường như chỉ là một bài bản rất dài, mà không phải là bảy bài nhỏ kết nối với nhau (Tô Ngọc Thanh (1999),“Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam”, Nxb Âm nhạc).

Đặc điểm này như là một dụng ý (thủ pháp) của những nguời sáng tạo ra nó, làm cho tác phẩm mười bản Ngự thống nhất chặt chẽ như một thể thức âm nhạc hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu đàn nhị trong nhã nhạc cung đình huế (Trang 39 - 44)