Kiến nghị với ngân hàng trung ương

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (vpbank) (Trang 35 - 38)

-Ban hành các chắnh sách nhằm quản lý hoạt động tắn dụng ngày càng hiệu quả hơn. Hoàn thiện hơn luật thế chấp tài sản kéo dài như hiện nay.

-Củng cố và hoàn thiện hệ thống thanh tra của ngân hàng nhà nước trên cơ sở pháp luật hiện hành. Đồng thời ngân hàng nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng trực thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện các nội dung của luật ngân hàng.

-Tăng cường việc kiểm tra thường xuyên các hoạt động của các ngân hàng thương mại. Kiên quyết xử lý đối với những ngân hàng vi phạm quy định.

-Bổ sung, chỉnh sửa Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn cả về tắnh pháp lý, giải pháp kỹ thuật và chế tài để buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tư hơn nữa vào việc quản lý, giám sát chất lượng tắn

dụng, đặc biệt là việc thực hiện hệ thống thông tin xếp hạng khách hàng theo Sổ tay tắn dụng đã được ban hành.

- Tăng cường hệ thống cập nhật và phân tắch thông tin, để từ đó đề ra được các chắnh sách điều hành hệ thống ngân hàng trực thuộc một cách hợp lý.

KẾT LUẬN

Trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đýõng đầu với rủi ro tắn dụng là điều không tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.

Rủi ro tắn dụng và các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tắn dụng là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng hoàn thiện trong các điều kiện mới để đạt được tỷ lệ lý týởng nói trên.

Trên đây chuyên đề đã đề cập đến:

Một là: hệ thống hoá các lý luận phân tắch về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tắn dụng trong hoạt động của ngân hàng Thương mại.

Hai là: phân tắch đánh giá tình hình rủi ro tắn dụng trong Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiêp ngoài quốc doanh.

Ba là: đýa ra các giải pháp và kiến nghị đối với ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khắc phục những vấn đề còn hạn chế trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tắn dụng.

Hy vọng rằng với việc ứng dụng các biện pháp hỗ trợ nói trên sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam nói chung và ngân hàng VP Bank nói riêng phát triển vững mạnh hõn trên con đýờng hội nhập vào thị Trường tài chắnh khu vực và thế giới.

Do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài cũng như kiến thức nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô và các bạn.

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (vpbank) (Trang 35 - 38)