Các giải pháp hạn chế rủi ro tắn dụng

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (vpbank) (Trang 28 - 31)

Có biện pháp cụ thể xử lý các khoản nợ quá hạn:

Hiện nay ở VP Bank cán bộ quá chú trọng tới nguồn thu nợ thứ hai (từ tài sản bảo đảm) trong khi nguồn thu nợ thứ nhất (từ phương án, dự án kinh doanh) ắt được đề cập tới. Trong khi đây là nguồn trả nợ chắnh của khách hàng. Cán bộ tắn dụng nên tiến hành đối chiếu phân tắch tình hình sử dụng vốn vay, tắnh toán xác định nguồn thu, đánh giá khả năng trả nợ trên cơ sở đó làm cam kết và lộ trình trả nợ cụ thể với khách hàng. Cán bộ tắn dụng phải xác định nguồn thu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua thứ tự ưu tiên: Thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại tài sản bảo đảm (nguồn thu thứ 2 hay còn gọi là nguồn thu dự phòng) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: Từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác...

Nguồn thu thứ nhất, thu từ phướng án, dự án kinh doanh: Khi thẩm định cán bộ tắn dụng đã cùng khách hàng tắnh toán xác định chu kỳ kinh doanh, dòng tiền của phương án, dự án hoặc nguồn trả nợ khác để thống nhất thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ. Từ cái gốc khi thẩm định chúng ta phải cùng khách hàng ngồi lại để làm rõ nguyên nhân tại đâu? Nếu do năng lực thẩm định của cán bộ yếu kém dẫn đến xác định thời hạn cho vay sai hoặc do nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng cùng Doanh nghiệp bàn bạc điều chỉnh hoặc gia hạn nợ cho phù hợp. Nếu không vì lý do trên, cán bộ tắn dụng phải cùng đơn vị đối chiếu dòng tiền giải ngân để xác định cụ thể hình thái biểu hiện của tiền vay. Đây là phương pháp khó, nhất là đối với ngân hàng cho khách hàng vay theo phương thức hạn mức tắn dụng, các đối tượng cho vay là Chi phắ sản xuất chung (TK 627), chi phắ quản lý doanh nghiệp (TK 642)... các khoản chi phắ này được tập hợp lại sau đó phân bổ cho các sản phẩm, dự án hoặc các công trình. Dù khó nhưng đây là điều bắt buộc vì chỉ có như vậy mới xác định được nguồn để đánh giá khả năng thu

nợ chắnh xác tránh tình trạng vì thành tắch cố tình bao biện, làm qua loa.Trong quá trình đối chiếu nếu:

Vốn nằm ở khâu nguyên vật liệu: (TK 151, 152 và 153) phải xác định rõ nguyên nhân: Trường hợp nguyên vật liệu nhập về không sử dụng được do kém, mất phẩm chất, do không đồng bộ... phải yêu cầu khách hàng tắnh toán, xác định lại nếu thấy không cần thiết sử dụng hoặc không thể sử dụng được phải bán để trả nợ Ngân hàng, nếu càng để lâu càng phát sinh thêm chi phắ, doanh nghiệp càng lỗ;

Vốn vay đang nằm trên dây chuyền sản xuất: (TK 154) đây là sản phẩm dở dang, số vốn này cũng không lớn, nếu so sánh với 1 vài năm thấy có sự tăng đột biến cần phải làm rõ vì lý do gì? do chi phắ đầu vào tăng hay do mở rộng sản xuất để xem xét có hợp lý không? Nếu do chi phắ đầu vào tăng hay do mở rộng sản xuất hoặc có dấu hiệu không minh bạch trong hạch toán kế toán phải phân tắch từng trường hợp cụ thể để có biện pháp quản lý và kế hoạch đầu tư thắch hợp.

Vốn vay ở khâu thành phẩm, hàng hoá (TK 155 và 156) phải xem xét lại khâu tiêu thụ như: Phương thức bán hàng, giá cả, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, mạng lưới tiêu thụ, công tác quảng cáo, chắnh sách khuyến mạiẦ Yêu cầu khách hàng giải trình biện pháp tháo gỡ, bán hàng trả nợ;

Vốn đang nằm khâu hàng gửi bán (TK 157) đề nghị khách hàng kiểm tra, đối chiếu lại vì rất nhiều trường hợp các khách hàng, các đại lý, cửa hàng đã bán hàng nhưng không hạch toán tiêu thụ để chiếm dụng vốn.

Vốn vay đang ở công nợ phải thu (TK 131, 136,138, 141 và 331): Yêu cầu khách hàng rà soát đối chiếu với hợp đồng mua bán để biết được khoản nợ đã quá hạn hay chưa? có khả năng thu hồi hay không?

Trong quá trình xác định nguồn thu, đánh giá khả năng thu, làm cam kết với khách hàng về tiến độ trả nợ cán bộ cần kết hợp đánh giá, kiểm tra tắnh chắnh xác của các số liệu, xu hướng phát triển (xấu đi hay tốt dần) để có kế hoạch đầu tư đúng đắn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Như vậy, sau khi đối chiếu xác định hình thái vốn vay sẽ có một bộ phận vốn vay không thể xác định được, nói cách khác không có vật tư,

hàng hoá... tương đương làm đảm bảo, ngoài lý do số vốn vay phục vụ chi phắ sản xuất chung (TK 627), chi phắ quản lý doanh nghiệp (TK 642) hay chi phắ bán hàng (TK 641) phải phân bổ như nói trên còn một bộ phận vốn có thể do sử dụng vốn sai mục đắch (dùng vốn ngắn hạn mua sắm tài sản cố định và đầu tư dài hạn) và vốn thất thoát do kinh doanh thua lỗ.

Đối với số nợ vay sử dụng sai thoả thuận, nợ thất thoát do kinh doanh thua lỗ, phải yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết trả nợ trước hạn theo đúng quy định của quy chế bảo đảm nợ vay của Chắnh Phủ và khẩn trương nắm, bắt tài sản để xử lý thu hồi tránh khả năng mất vốn.

Thứ hai, thu từ tài sản bảo đảm: ở trên ta đã xác định được giá trị vật tư, hàng hoá và công nợ tương đương đảm bảo cho khoản vay. Ngoài hướng giải quyết các đối tượng này để thu nợ có thể còn có nguồn thu dự phòng từ tài sản bảo đảm. Để đánh giá nguồn thu này, cán bộ phải cùng khách hàng rà soát lại tắnh pháp lý của tài sản, thực trạng tài sản, thủ tục và khả năng bán, chuyển nhượng... và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng xử lý thu hồi nợ vì càng để lâu càng khó xử lý, tài sản càng xuống cấp mất giá trị.

Thứ ba, thu từ nguồn khác:

Thu từ sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp chỉ có thể lấy một phần lợi nhuận trả nợ còn vốn quay vòng tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường. Đối với doanh nghiệp còn quan hệ tắn dụng thì dùng để trả nợ cũ vay mới, đối với doanh nghiệp đã cắt quan hệ tắn dụng với Ngân hàng thì bằng mọi cách họ không thể trả nợ. Tuy nhiên, cán bộ vẫn phải tắnh toán để biết được doanh nghiệp còn sản xuất hay không? và sản xuất có lãi hay lỗ? Để đánh giá chắnh xác doanh nghiệp sản xuất lỗ hay lãi và khẳng định có lợi nhuận để trả nợ hay không? cần lưu ý một số khoản chi phắ mà doanh nghiệp hay trốn như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng... Đặc biệt chú ý phải hạch toán, phân bổ số phải trắch, phải trả theo quy định chứ không phải hạch toán, phân bổ số đã trắch, đã trả như rất nhiều doanh nghiệp hiện đang làm vì mục đắch làm sai lệch kết quả kinh doanh. Hình thức tiếp tục cho vay nuôi nợ, phải được thẩm định rất thận trọng cho từng

phương án và khi đã cho vay cần phải tăng cường công tác quản lý để đạt mục đắch giảm nợ.

Thu từ nguồn khác (nếu có): Ngoài các khoản thu trên có thể doanh nghiệp còn một số khoản khác có thể thu được như các nguồn kinh phắ hỗ trợ từ đơn vị chủ quản, các khoản đầu tư đến hạn, bán các tài sản khác, phát hành cổ phiếu... cần phải được thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng trườnghợp. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bao gồm: Xác định đúng nguồn thu, phân tắch đánh giá khả năng thu, thời điểm thu nợ và làm cam kết cùng khách hàng thực hiện là việc làm rất quan trọng đảm bảo thực hiện được những cam kết đối với Ban lãnh đạo VP Bank đồng thời là cơ sở để thực hiện các cam kết trong hợp đồng tắn dụng. Sau khi cùng tháo gỡ khó khăn, nếu khách hàng vẫn không thực hiện được, thì việc chấm dứt cho vay vừa đảm bảo tắnh pháp lý vừa đảm bảo văn hoá kinh doanh VP Bank.

Tư vấn cho khách hàng sản xuất kinh doanh yếu:

Đối với các tổ chức và cá nhân vay vốn của ngân hàng mà ngân hàng khó thu hồi nợ do các tổ chức và cá nhân này làm ăn không hiệu quả. Do bị thua lỗ, hay sử dụng vốn vay không đúng mục đắch dẫn đến làm ăn thua lỗ khó có khả năng trả nợ lãi vay hoặc vốn vay cho ngân hàng. Thì ngân hàng cũng nên tư vấn các phương án kinh doanh cho đối tượng khách hàng này nhằm mục đắch để đối tượng khách hàng này có phương án kinh doanh hiệu quả và kết quả cuối cùng là có thể thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (vpbank) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w