IX. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRỰC TIẾP VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2000 –
5. xuất, kiến nghị
5.1. Biện pháp nâng cao chất lượng việc dạy và học pháp luật.
Bố trí giáo viên đúng chuyên môn. Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (Lạng Sơn).
Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ PL cho giáo viên và những người làm công tác PBPL trong trường học.
Chỉ đạo, tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân, pháp luật. Tổ chức thi học sinh giỏi GDCD, pháp luật các cấp (Lạng Sơn).
Cung cấp các tài liệu, các văn bản pháp luật mới cho giáo viên để có cơ sở xây dựng kế hoạch giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật hiệu quả, hỗ trợ giảng dạy
5.2. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, hiệu quả trong trường học.
Lồng ghép công tác PBGDPL trong nhà trường với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, …với các phòng trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng xã hội học tập”…
Tổ chức các hội thi, các câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật cho giáo viên, học sinh với nội dung phù hợp và hình thức đổi mới sinh động như sân chơi cuối tuần, rung chuông vàng, xử lý tình huống pháp luật, phiên toà giả định, tiểu phẩm pháp luật…
Kết hợp và phát huy tác dụng các loại hình tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, trung tâm học tập công đồng trong hoạt động phổ biến, pháp luật (Lạng Sơn).
Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động ngoại khoá chuyên đề về pháp luật, biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật…(Lạng Sơn).
5.3. Cơ chế phối hợp giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục – Đào tạo trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.
Các ngành có chỉ đạo hướng dẫn xây dựng kế hoạch phổ biến, pháp luật trong trường học ở địa phương.
Thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ngành tư pháp và giáo dục trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học (Lạng Sơn).
5.4. Các tài liệu tham khảo, hỗ trợ việc dạy và học pháp luật; tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.
Hệ thống tài liệu tham khảo cần cập nhật hàng năm, có chỉnh lý, bổ sung kịp thời. Tài liệu cần phong phú về thể loại, dễ tuyên truyền, dễ hiểu, phù hợp với từng cấp học, từng nhóm đối tượng (Lạng Sơn).
5.5. Các đề xuất, kiến nghị khác.
Tăng cường nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có kiến thức về giáo dục pháp luật trong nhà trường để làm công tác PBGDPL trong nhà trường (Lạng Sơn).
Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp PBGDPL; nghiên cứu, tổng kết nhân rộng các hình thức phổ biến, pháp luật hiệu quả để tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và học sinh (Lạng Sơn).
Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường”.
Củng cố, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL địa phương, tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện PBGDPL nhất là ở địa bàn còn nhiều khó khăn (Lạng Sơn, Hải Dương, Vĩnh Long). Thường xuyên động viên khen thưởng cán bộ, giáo viên có thành tích.
Hàng năm tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho năm sau. Thường xuyên kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các cán bộ, giáo viên có thành tích.