Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu chuyên đề phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh sinh viên trong các nhà trường thuộc hệ giáo dục quốc dân (Trang 27 - 30)

2.1. Tồn tại, hạn chế

Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học đã có nhiều cố gắng và thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với yêu cầu về thực hiện “quản lý nhà nước bằng pháp luật” vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật và “nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân”. Những tồn tại đó là :

2.1.1. Về việc dạy và học pháp luật trong chương trình giáo dục chính khóa Mặc dù giáo dục pháp luật đã đưa vào nhà trường hơn hai mươi năm nhưng đến nay việc giảng dạy pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật chưa thống nhất. Pháp luật đại cương chỉ là môn học bắt buộc đối với một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, mà không phải là môn học chung, thống nhất bắt buộc đối với tất cả các ngành. Hiện tại (theo báo cáo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW) trong 107 Chương trình khung giáo dục đại học, có 19 chương trình có học phần Pháp luật đại cương hoặc các học phần/môn học liên quan đến pháp luật và duy nhất có 7 chương trình khung của khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh có giảng dạy pháp luật đại cương.

Trong chương trình đào tạo đại học của nhiều ngành vẫn chưa có môn pháp luật đại cương. Việc này dẫn đến một lỗ hổng trong đào tạo. Sẽ có những sinh viên tốt nghiệp đại học chưa được trang bị kiến thức đại cương về nhà nước và pháp luật. Thực tế trong cả nước có hơn 100 trường đại học, cao đẳng có giảng dạy các nội dung về pháp luật (cả pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành). Nội dung chương trình và giáo trình môn học do các trương tự biên soạn nên thiếu tính thống nhất và chất lượng không cao.

19 chương trình có học phần Pháp luật đại cương hoặc các học phần/môn học liên quan đến pháp luật trong các chương trình khung giáo dục đại học chưa có sự thống nhất về nội dung kiến thức.

Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân chưa cập nhật và chưa phù hợp với các vùng miền khác nhau.

Tài liệu pháp luật tự chọn trong chương trình môn Pháp luật dành cho trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện vẫn chưa được biên soạn.

Trang thiết bị, tài liệu, phương tiện phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu nhiều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

2.1.2. Về phổ biến pháp luật trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên tuy rất đa dạng, phong phú nhưng thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa thường xuyên, chưa có tính hệ thống. Phương pháp phổ biến pháp luật ngoại khóa chậm đổi mới, hoạt động ngoại khóa tổ chức đơn điệu thiếu hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả còn thấp.

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, chưa chú trọng đến việc hướng học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật vào để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Hoạt động phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên chưa dựa trên kế hoạch thống nhất theo chương trình chung do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành. Chưa xây dựng được Chương trình giáo dục pháp luật ngoại khóa phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.

Việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa còn nhiều khó khăn, chưa thường xuyên, chưa có phối hợp giữa các ngành liên quan trong hoạt động phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên không được duy trì thường xuyên.

Ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức khó khăn. Nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học thành khoản riêng để chủ động trong hoạt động. Hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật trong nhà trường còn thấp.

Hiểu biết pháp luật của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khi ra trường còn hạn chế. Hiện tượng vi phạm pháp luật nói

chung trong học sinh, sinh viên vẫn xảy ra trong đó có cả những vi phạm nghiêm trọng như cướp của, giết người, hiếp dâm… Có nhiều trường hợp người vi phạm pháp luật vẫn không nhận thức được những việc làm của mình là hành vi vi phạm pháp luật.

2.1.3. Quan hệ phối hợp giữa ngành tư pháp và ngành giáo dục đào tạo trong phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Theo chỉ đạo của Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ được giao, ngành giáo dục – đào tạo và ngành tư pháp có trách nhiệm phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường cho học sinh, sinh viên. Sau gần ba mươi năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, dù đã làm được rất nhiều việc nhưng do thiếu văn bản pháp quy có hiệu lực pháp lý cao, tạo cơ sở pháp lý mạnh cho việc phối hợp, chỉ đạo công tác này nên cơ chế phối hợp giữa hai ngành còn lỏng lẻo. Vai trò của đơn vị đầu mối phối hợp ở từng cấp chưa rõ ràng. Hoạt động phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường còn mang tính vụ việc, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, việc dạy và học pháp luật nói riêng của một số cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên chưa đúng mức, chưa đầu tư nhân lực, tài lực, thời gian thỏa đáng cho công tác này.

Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học chưa hình thành và đi vào nề nếp, thường xuyên.

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong xã nói chung chưa cao. Tình hình vi phạm pháp luật có nhiều diễn biến phức tạp, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhiều nơi, nhiều chỗ chưa nghiêm, tác động đến tâm lý, tình cảm, nhận thức chung của người học.

Thể chế cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đủ, chưa mạnh. Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, lạc hậu, chất lượng chưa cao

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về vị trí, vai trò của môn học giáo dục công dân và công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường ở nhiều nơi còn có khoảng cách khá xa so với nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu chuyên đề phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh sinh viên trong các nhà trường thuộc hệ giáo dục quốc dân (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w