Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự kiểm định chất lượng 2013 (Trang 48 - 52)

- Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 5/6 (Tiêu chí 05 không đạt)

4-Kế hoạch cải tiến chất lượng.

- Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Trong năm học 2013-2014 nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cần xây dựng Nghị quyết cụ thể về việc Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, lớp đến dự các tiết sinh hoạt lớp vào tuần cuối tháng của tất cả các lớp một cách đều đặn, hiệu quả. Đồng thời nhà trường xây dựng và thực hiện Quy định khen thưởng đối với các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, cha mẹ học sinh đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhà trường sẽ tham mưu hướng dẫn cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện và lưu giữ các kế hoạch hoạt động, quy chế phối hợp, các Nghị quyết và các loại hồ sơ của Ban đại diện cha mẹ học sinh hằng năm.

- Trong năm học 2013-2014 và các năm học tiếp theo, Nhà trường sẽ định hướng cho việc bầu chọn những phụ huynh có năng lực, nhiệt tình và có điều kiện về thời gian vào Ban đại diện CMHS để phát huy vai trò hỗ trợ GVCN và nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt

Chỉ số c: Đạt

Tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

1. Mô tả hiện trạng

a) Nhà trường đã chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường [H1-1-03- 07].

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Vào dịp nghỉ hè nhà trường đã tổ chức lễ bàn giao học sinh trong hè với tổ chức đoàn thanh niên xã. [H4-4-02- 01]. Tổ

chức cho học sinh kí cam kết không vi phạm luật giao thông, không tham gia các tệ nạn xã hội, tàng trữ chất cháy nổ tại gia đình, địa phương [H4-4-02- 02].

c) Nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất như làm nhà để xe, xây tường rào, làm sân chơi cho học sinh . Tu sửa thiết bị dạy học như máy vi tính cho học sinh. Khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác. Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn [H1-1-03- 07]; [H4-4-

02- 01].

2. Điểm mạnh:

- Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường xuyên quan tâm đến mọi hoạt động giáo dục của trường.

- Nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

3-Điểm yếu:

- Việc tham mưu cho chính quyền địa phương đôi lúc chưa thực sự hiệu quả .

- Chưa thật sự huy động hết tiềm lực của các tổ chức xã hội và cá nhân ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục

4. Kế hoạch cải tiến chấtlượng: lượng:

- Có kế hoạch và biện pháp để tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương và cấp ủy đảng nhằm phát triển nhà trường .

- Phối hợp tốt hơn nữa với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt

Tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng

a) Công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể của địa phương để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc tuy có chú ý nhưng vẫn còn những mặt hạn chế; đôi lúc có dấu hiệu chỉ tính chất tuyên truyền, chưa chưa linh hoạt, cụ thể trong tổ chức đi thực tế [H4-4-03- 01]; [H1-1-03- 07].

b) Hàng năm nhà trường đều tổ chức thăm viếng di tích lịch sử. Tổ chức thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ vào ngày 27/7 và 22/12 hàng năm. Tuy nhiên các hình ảnh và các tài liệu thể hiện các hoạt động đó cơ bản không lưu giữ được [H4-4-03- 01]; [H1-1-03- 07].

c) Nhà trường đã tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục. Nhà trường đã có 1 giáo viên tham gia phụ trách công tác giáo dục công đồng của địa phương và thực hiện công tác này có hiệu quả .[H4-4-03- 02].

2. Điểm mạnh:

Việc tổ chức cho học sinh chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, sự phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc... được nhà trường và tổ chức Đội thiếu niên tiền phong hoạt động có hiệu quả.

3-Điểm yếu:

- Việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh chưa được thực hiện tốt

- Nhà trường chưa tổ chức được cho học sinh tham quan các di tích văn hóa, lịch sử trong huyện Văn Yên.

4-Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh.

-Trong năm học 2013-2014, nhà trường xây dựng kế hoạch và tham mưu với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức cho các em học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa trong huyện Văn Yên.

5. Tự đánh giá:

Chỉ số a: Không đạt Chỉ số b: Không đạt Chỉ số c: Không đạt

Tiêu chí: Không đạt

Kết luận về tiêu chuẩn 4: * Điểm mạnh:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, trường được kiện toàn tổ chức ngay từ đầu năm học, thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh.

- Nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sự tham gia và phối kết hợp khăng khít chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh đã tạo cho nhà trường một cơ sỏ vật chất khang trang dần đảm bảo cho hoạt động dạy và học.

- Nhà trường đã phát huy được vai trò tích cực của cha mẹ học sinh trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Do vậy đại bộ phận cha mẹ học sinh có sự gắn 51

kết, quan tâm, có trách nhiệm cao, chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục con em.

- Sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường được phát huy tương đối tốt thông qua quy chế phối hợp giữa Mặt trận - Đoàn Thanh niên - Hội Phụ nữ - Hội Khuyến học.

- Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy và chính quyền địa phương về kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của trường do đó đã tranh thủ được sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tranh thủ được sự quan tâm ủng hộ của địa phương về những chủ trương lớn của nhà trường. Nhờ sự phối hợp này, nhà trường cũng đã nhận được sự ủng hộ tinh thần, vật chất của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn để góp phần chăm lo cho sự nghiệp trồng người

* Điểm yếu:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động chưa đều tay, công việc chủ yếu tập trung vào một số người. Phần lưu trữ kế hoạch hoạt động và báo cáo tổng kết của hội phụ huynh còn thiếu. Việc tham mưu với chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả.

- Nhà trường nằm ở vùng nông nghiệp thuần tuý, không có các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh lớn nên huy động các nguồn lực ủng hộ về xây dung cơ sở vật chất cho nhà trường gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự kiểm định chất lượng 2013 (Trang 48 - 52)