Khái niệm và phân loạ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 96 - 98)

C v= ΣQ mi gi Ft

1)Khái niệm và phân loạ

Chi phí sản xuất kinh doanh là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của DN là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với DN trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ nó.

Chi phí thường được phân loại dựa theo các tiêu thức sau:

► Phân loại chi phí theo các yếu tố cấu thành:

Theo cách phân loại này chi phí của DN gồm:

- Chi phí hoạt động kinh doanh

- Các chi phí hoạt động khác: + Chi phí hoạt động tài chính + Chi phí hoạt động bất thường

Phân loại chi phí theo khoản mục

Chi phí của DN được chia ra các khoản mục sau đây: - Chi phí sản xuất bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

- Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:

+ Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN

Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành: - Chi phí bất biến (Ðịnh phí - Fixed costs)

- Chi phí khả biến (biến phí -Variable costs) - Chi phí hỗn hợp

► Chi phí bình quân và các loại chi phí khác

- Tổng chi phí (TC)

Ký hiệu: TC: Tổng chi phí; VC: Chi phí khả biến; FC: Chi phí bất biến Ta có: TC = VC + FC

- Chi phí trung bình (AC) Công thức tính: TC

ΣQi

Ký hiệu: GO: Tổng giá trị sản xuất; D: Doanh thu tiêu thụ SP hàng hoá. Ta có, Tỷ trọng phí bình quân (Tf) được xác định theo công thức:

Tf = 100 ) ( × GO D TC

- Chi phí cận biên (Chi phí tới hạn) - Các loại chi phí khác

+ Chi phí khác nhau + Chi phí kiểm soát + Chi phí cơ hội + Chi phí chìm

2) Thị trường, giá cả và chi phí sản xuất

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN luôn gắn với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy DN phải có kiến thức về thị trường giá cả và đặc biệt cách ứng xử các yếu tố đầu vào và tính toán đầu ra nhằm đạt được tối đa lợi tức trong kinh doanh.

3) Phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới CP và tỷ trọng phí

► Phân tích ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất

Xét trong giai đoạn ngắn và các yếu tố phản ánh quy mô của DN ổn định, chi phí sản xuất và chi phí bình quân chịu sự chi phối của khối lượng sản phẩm gia tăng. Nhìn vào mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí ta có thể nhận xét: Khi khối lượng sản xuất kinh doanh gia tăng, chỉ có chi phí khả biến gia tăng hoặc ngược lại, khối lượng sản xuất kinh doanh giảm thì tổng chi phí khả biến giảm còn tổng chi phí bất biến không đổi.

► Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K)

Ảnh hưởng nhân tố kết cấu tiêu thụ đến tỷ trọng phí:

ΔTfK = k1i tf0i - Tf 0 Trong đó:

k1i: Tỷ trọng (kết cấu) của từng sản phẩm i năm nay.

tf0i: Tỷ trọng phí cá biệt của từng loại sản phẩm i năm trước

Tf0: Tỷ trọng phí bình quân của toàn bộ sản phẩm năm nay, năm trước. Nếu ΔK>0 chứng tỏ việc lựa chọn cơ cấu sản xuất và tiêu thụ chưa thật hợp lý, khi đó sẽ làm vượt chi một khoảng chi phí. Ngược lại, nếu ΔK < 0, có nghĩa là tỷ trọng phí giảm, điều này lại phản ánh tính hợp lý trong việc lựa chọn cơ cấu sản xuất, tiêu thụ, khi đó tất yếu sẽ tiêt kiệm một khoảng chi.

Số tiền tiết kiệm hay vượt chi do thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất, tiêu thụ:

Số tiền tiết kiệm (vượt chi) = ΔTfK x D1

(D1 là tổng doanh thu tiêu thụ năm nay)

* Ảnh hưởng của nhân tố giá đầu vào (giá phí Gf) đến tỷ trọng phí Tf :

ΔTfGf = (TC1 - TC0) / D0 = ΔTC/ D0

Chênh lệch tổng chi phí được xác định như sau:

ΔTC = Σ C0i (Hgi -1)

Trong đó: C0i là chi phí của từng khoản mục i năm trước Hgi : Hệ số giá của từng khoản mục chi phí i

* Ảnh hưởng của nhân tố giá bán (giá bán Gf) đến tỷ trọng phí bình quân Tf :

ΔTfGb = TC1/ D1 - TC1/D0 = Tf1 - TC1/D0

* Tổng hợp ảnh hưởng của nhân tố giá đến tỷ trọng phí:

ΔTfG = ΔTfGf + ΔTfGb

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 96 - 98)