Lợn con chỉ được lợn mẹ cung cấp kháng thể cho một thời gian ngắn. Sau đó khả năng bảo hộ của kháng thể thụ động sẽ giảm dần, do đó lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp. Nguyên nhân khác là do nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn không phù hợp, vệ sinh chuồng trại chưa tốt … cũng ảnh hưởng đến mức độ cảm nhiễm bệnh của lợn con. Một số bệnh thường gặp ở lợn con là:
2.2.2.1. Bệnh E.Coli dung huyết
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn E.Coli gây nên. Lợn con ở giai đoạn từ sơ sinh đến 45 ngày tuổi hay mắc bệnh.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do các loại vi khuẩn đường ruột E.Coli có hại thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterrobacteria gây nên, chúng gồm những chủng có độc tính kháng nguyên khác nhau. Ngoài yếu tố trên còn có yếu tố về thời tiết, điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại có thể có nguyên nhân quan trọng nữa là do gia súc mẹ trong lúc mang thai chăm sóc không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến sức đề kháng của lợn con kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật. Hoặc
cơ thể lợn con thiếu chất kháng khuẩn do không được bú sữa đầu, vi trùng xâm nhập và gây bệnh.
- Triệu chứng: Bệnh nhiễm ở lợn con lúc 1 ngày tuổi trở đi.
Lợn yếu, ủ rũ, ỉa phân lỏng màu vàng nhạt mùi hôi, da nhăn nheo, mất nước, lông dựng, mắt chũng, lợn thải nhiều phân trong ngày, còi dần và chết. Lối sống sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng về sau (Nguyễn Thị Nội, 1997) [14].
- Điều trị:
+ Đối với lợn mẹ tiêm:
Tylo 300 + Colislin: 12ml/con/ngày 2 lần. Dexa: 5ml/con/ngày 2 lần.
Analgin-C: 3ml/con/ngày 2 lần. + Đối với lợn con: cho uống.
Norcoliflum: 0,5ml/con
Biolaczym (100g/100 lít nước) + Redmid (1ml/1,5-2 lít nước) + Eleetrolyle (2,5g/1 lít nước). Cho uống 4-5 ngày liên tục.
Nhìn chung bệnh E.Coli dung huyết ở lợn con là phổ biến đối với giai đoạn lợn con từ 1-45 ngày tuổi. Để hạn chế được bệnh ta phải phòng bệnh từ lợn mẹ, chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, đảm bảo. Khi lợn con mắc bệnh phải điều trị ngay để giảm được tỷ lệ chết ở lợn con. Mặt khác phải đảm bảo khẩu phần lợn nái đủ chất lượng, tiêm Dextran sắt lúc 3 ngày tuổi đối với lợn con.
2.2.2.2. Bệnh lợn con ỉa phân trắng
- Nguyên nhân: Do trực khuẩn E.Coli có hại thuộc vi khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae gây ra, chủ yếu là do nền chuồng ẩm ướt, bẩn thỉu, thời
tiết ẩm lạnh thiếu các nguyên tố đa lượng và vi lượng làm cho cơ thể yếu, vi trùng dễ xâm nhập và gây bệnh.
- Triệu chứng: Thường xảy ra ở lợn con từ 4 ngày tuổi trở đi. Lợn ỉa phân lỏng màu trắng có mùi hôi, lông xù, da nhăn (Nguyễn Thị Nội, 1997) [14].
- Điều trị:
Dùng Baytrill 2.5% cho uống 1ml/5kg.P/ngày uongs trong 5 ngày.
Do hậu quả của việc tiêu chảy dẫn đến con vật yếu hoặc còi cọc về sau. Vì vậy việc điều trị kịp thời, điều trị căn nguyên phải kết hợp với triệu chứng và những biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng quản lý thật tốt. Nhằm hạn chế mức thấp nhất những tác động của bệnh, giúp con vật nâng cao sức đề kháng, chống lại các yếu tố bất lợi.
2.2.2.3. Hội chứng suy dinh dưỡng
- Nguyên nhân: Lợn suy dinh dưỡng giảm 10-15% trọng lượng so với lợn bình thường do không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đạm, tinh bột, dầu mỡ, các loại vitamin, khoáng các nguyên tố đa lượng, vi lượng và các bệnh ký sinh trùng.
- Triệu chứng: Lợn suy dinh dưỡng chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn theo mẹ.
Lợn thể hiện còi cọc, lông dựng đứng, đi lại khó khăn, bú mẹ yếu, giảm sức chống đỡ bệnh tật, dễ mắc các bệnh khác, niêm mạc mắt, mồm trắng nhợt.
+ Giai đoạn tách mẹ.
Thể hiện lợn còi cọc, chậm lớn, ăn yếu, phù thũng, sưng đầu, liệt chân, tăng trọng chậm (Trương Lăng, 2003) [10].
- Điều trị:
+ Cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ xung đầy đủ khẩu phần ăn.
+ Selenvit E: 3mg/100kg thức ăn trộn cho ăn liên tục trong một tuần. + Tẩy ký sinh trùng đường ruột.
2.2.2.4. Bệnh ghẻ
- Nguyên nhân: do ghẻ Sarcoptes scabiei var suis gây ra.
- Triệu chứng: Trên da xuất hiện những nốt đỏ, ngứa như vết muỗi cắn
đầu tiên xuất hiện ở vùng da mỏng như mõm, gốc tai, tứ chi, sau mới lan dần khắp cơ thể. Khi lợn bị ghẻ, lợn thường có biểu hiện ngứa, cọ xát vào thành chuồng, nền chuồng làm da bị trầy xước (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2014) [8].
- Điều trị: Dùng Hantox đổ dọc sống lưng hoặc tiêm Hanmectin 2.5% 1ml/12 - 15 kg thể trọng. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
2.2.2.5. Bệnh suyễn lợn
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Micoplasma gây nên, ngoài ra còn do một số loại vi trùng thứ phát như Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus….
-Triệu chứng: Trong quá trình theo dõi đàn lợn, chúng tôi thấy có một số lợn ở giai đoạn sau cai sữa và giai đoạn lợn choai có biểu hiện: Ho vào sáng sớm và chiều tối, lúc đầu ho khan - tần số ít, sau tăng dần thành từng cơn và kéo dài, nhất là sau khi vận động, thở khó, bụng hóp lại, thân nhiệt tăng
(Phạm Sỹ Lăng và cs, 2014) [8].
- Điều trị: Bio-genta-tylo: 2ml Anagil C : 1ml
Liệu trình từ 3-5 ngày, mỗi ngày tiêm 1 lần.
2.2.2.6. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa
- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn E.Coli thường xuyên xảy ra tren các đàn nái nuôi con. Vi khuẩn E.Coli bám vào thành ruột, tích tụ và phát triển nhanh, gây cản trở cho sự hấp thụ dinh dưỡng. Bệnh khiến lợn tăng trọng kém, có thể chết lên tới 50%.
- Triệu chứng: Phân lỏng, màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn (Trương Lăng, 2003) [10].
- Điều trị: : Coli-200: 10g Glucose: 10g Nước cất: 100 ml.
Khuấy đều cho uống 10-15ml/con/ngày trong 3-5 ngày liên tục.
Những con tiêu chảy nặng còn tiếp nước sinh lý mặn hoặc glucose 5% vào xoang phúc mạc.