Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn F1 (Landrac ex PI4)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ cảm nhiễm bệnh của lợn lai f1 (landrace x PI4) tại trại giống lợn tân thái (Trang 44 - 50)

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, bởi nó là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia súc, gia cầm, khối lượng cơ thể lợn tích lũy được qua các giai đoạn tuổi là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn. Trong thực tế khả năng sinh trưởng của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể: Giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu… nếu sinh trưởng tích lũy nhanh chứng tỏ cơ thể vật nuôi thích nghi với môi trường sống, đồng thời còn khẳng định khả năng tiêu hóa và lợi dụng thức ăn tốt.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn được thể hiện ở bảng 2.1 và biểu đồ minh họa hình 2.1.

Bảng 2.1: Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn F1 (Landrace x PI4 ) Các chỉ số Giai đoạn n X ± mX (kg/con) Cv (%) Sơ sinh 31 1.58 ± 0.039 13,63 15 ngày tuổi 30 6.62 ± 0.14 11,87 30 ngày tuổi 30 12.57 ± 0.19 8,11 45 ngày tuổi 30 19.19 ± 0.21 5,82 60 ngày tuổi 30 28.14 ± 0.18 3,21

Qua bảng 2.1 cho ta thấy: Khối lượng trung bình của lợn con sơ sinh là 1.58±0.039 kg; giai đoạn 15,30,45 ngày tuổi khối lượng lợn tăng tương ứng là 6.62±0.14; 12.57±0.19; 19.19± 0.21 kg. Đến giai đoạn 60 ngày tuổi lợn đạt 28.14±0.18 kg.

Qua biểu đồ cho thấy tốc độ sinh trưởng tích lũy tăng dần qua các thời kỳ cân. Tuy nhiên mức sinh trưởng không đồng đều, tăng mạnh nhất vào thời kỳ 45-60 ngày tuổi với mức tăng khối lượng trong thời kỳ này là 8.95 kg/con. Còn thời kỳ tăng chậm nhất la giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi với mức tăng khối lượng là 5.04 kg/con.

Đối với lợn con cần tập cho lợn con ăn sớm, giúp thích nghi nhanh với thức ăn, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Mặt khác khi bổ sung thức ăn cho lợn con thì lợn con sẽ nhận được các chất dinh dưỡng đầy đủ cân đối hơn, thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển và hoàn thiện hơn. Đồng thời phát huy được đặc trưng của giống giúp chúng sinh trưởng, phát triển nhanh. Như vậy khi tách mẹ (cai sữa) lợn con đã quen với thức ăn đảm bảo cho lợn con tập ăn sớm sẽ giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái, nâng cao được khối lượng cai sữa của lợn con, đồng thời tạo điều kiện cho việc cai sữa sớm hơn làm tăng số lứa/năm.

2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian nhất định (khoảng thời gian giữa 2 lần cân khảo sát). Sinh trưởng tuyệt đối tính bằng g/con/ngày. Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai F1 được biểu hiện qua bảng 2.2 và biểu đồ minh họa hình 2.2.

Bảng 2.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn F1 (Landrace x PI4) (g/con/ngày)

Các chỉ số Giai đoạn

n Sinh trưởng tuyệt đối

(g/con/ngày)

Sơ sinh - 15 ngay tuổi 31 336,00

15-30 ngày 30 396,67

30-45 ngày 30 441,33

45-60 ngày 30 596,67

Hình 2.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày)

Qua bảng 2.2 và biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn F1 chúng tôi thấy: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn F1 tăng đều qua các giai đoạn và kỳ sau cao hơn kỳ trước. Cụ thể:

- Từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối đạt 336.00 g/con/ngày.

- Từ 30-45 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối đạt 441.33 g/con/ngày. - Từ 45-60 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối đạt 596.67 g/con/ngày.

Qua nghiên cứu về sinh trưởng thì việc bổ xung thức ăn cho lợn con có tác dụng tăng khả năng tiêu hóa. Bởi lợn con được làm quen với thức ăn bổ xung từ bên ngoài sớm sẽ kích thích hệ men tiêu hóa phát triển sớm và hoàn thiện hơn sau 21 ngày. Sau 21 ngày là lúc sữa mẹ bắt đầu giảm dần cả về số lượng và chất lượng, cho nên việc tập ăn sớm cho lợn con là rất tốt và có thể khắc phục được tình trạng thiếu dinh dưỡng khi lượng sữa mẹ giảm.

2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là khối lượng kích thước, thể tích của cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời điểm sinh trưởng trước, đơn vị tính là %.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tương đối của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi được thể hiện ở bảng 2.3 và biểu đồ minh họa hình 2.3.

Bảng 2.3: Sinh trưởng tương đối của lợn F1 (Landrace x PI4) (%) Các chỉ số

Giai đoạn

n Sinh trưởng tương đối

(%)

Sơ sinh - 15 ngay tuổi 31 122,93

15-30 ngày 30 62,01

30-45 ngày 30 41,69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi (%)

Qua bảng 2.3 và biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con qua các giai đoạn tuổi, ta thấy sinh trưởng tương đối cao nhất ở giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi, sau đó giảm dần qua các giai đoạn tuổi, điều đó phù hợp với quy luật sinh tưởng của gia súc.

Kết quả sinh trưởng tương đối ở các giai đoạn tuổi như sau: - Giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi là 122.937%.

- Giai đoạn từ 15-30 ngày tuổi là 62.01%. - Giai đoạn từ 30-45 ngày tuổi là 41.69%. - Giai đoạn từ 45-60 ngày tuổi là 37.82%.

Qua đó ta thấy sinh tưởng tương đối ở các giai đoạn tuổi là có sự khác nhau: Giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi là cao nhất vì lợn con sinh trưởng và phát triển nhanh. Giai đoạn 15-30 ngày tuổi sinh trưởng tương đối chậm hơn giai đoạn tuổi từ 30-45 ngày tuổi vì giai đoạn này lợn con mới tập ăn nên chưa hoàn toàn quen với thức ăn mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ cảm nhiễm bệnh của lợn lai f1 (landrace x PI4) tại trại giống lợn tân thái (Trang 44 - 50)