Câu 15. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá CK

Một phần của tài liệu Tài liệu câu hỏi lí thuyết môn thị trường chứng khoán có lời giải (Trang 35 - 38)

luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó, được chiết khấu về thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức yêu cầu thích hợp của NĐT. Giá trị này là lượng tiền

mà NĐT xem xét là cân bằng trong điều kiện cho trước về số lượng, thời điểm, mức độ rủi ro của những luồng tiền trong tương tai.

Mục đích của NĐT là xác định giá trị kinh tế hay giá trị thực của một tài sản. Quan điểm này đúng cho việc định giá tất cả tài sản và nó là cơ sở cho việc xác định giá chứng khoán. Theo đó, giá trị chứng khoán bị tác động bởi 3 nhân tố:

1. Độ lớn và thời điểm của những luồng tiền dự tính trong tương lai của chứng khoán.

Độ lớn luồng tiền dự tính càng cao, giá chứng khoán càng cao.

2. Mức độ rủi ro của luồng tiền, hay độ không chắc chắn của luồng thu nhập

Mức độ rủi ro của thu nhập càng lớn, giá chứng khoán càng lớn

3. Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT đối với việc thực hiện đầu tư. Tỷ lệ lợi tức này phụ thuộc vào mức độ rủi ro, vào ý muốn chủ quan của mỗi NĐT. Tỷ lệ này biểu hiện thái độ của NĐT trong việc dự đoán rủi ro và nhận biết rủi ro của tài sản.

Tỷ lệ lợi tức yêu cầu là tỷ lệ lợi tức tối thiểu cần thiết để thu hút NĐT mua

hoặc giữ chứng khoán. Tỷ lệ này phải cao để bù đắp cho NĐT, vì rủi ro chứa đựng trong những luồng tiền tương lai của tài sản, nên đây là tỷ lệ lợi tức cân bằng với rủi ro.

Về mặt lý thuyết, mỗi NĐT có thể yêu cầu một tỷ lệ lợi tức khác nhau đối với mỗi loại chứng khoán cụ thể. Tuy nhiên, giám đốc tài chính chỉ quan tâm đến tỷ lệ lợi tức yêu cầu được biểu hiện bằng giá cả thị trường của chứng khoán công ty. Nói cách khác, sự nhất trí của các NĐT về một tỷ lệ lợi tức dự tính được phản ánh trong giá cả thị trường hiện tại của chứng khoán.

Đối với tổ chức phát hành, việc xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách quản trị vốn, chính sách đầu tư, bởi tỷ lệ này là thông số quan trọng trong việc xác định lãi suất danh nghĩa khi công ty phát hành trái phiếu mới, đồng thời cũng là cơ sở xác định chi phí vốn đối với tổ chức phát hành.

Đối với NĐT, việc xác định đúng tỷ lệ lợi tức yêu cầu không chỉ giúp họ xác định đúng giá trị chứng khoán mà còn giúp họ hoạch định và thực thi chính sách quản lý danh mục đầu tư.

Đối với Chính phủ, tỷ lệ lợi tức yêu cầu là thông số quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tài chính tiền tệ.

Mô hình định giá cơ bản có thể định nghĩa về mặt toán học như sau:

Trong đó:

Ct: Luồng tiền dự tính nhận được tại thời điểm t

PV: Giá trị thực hay giá trị hiện tại của mỗi tài sản tạo ra những luồng tiền tương lai dự tính C từ năm thứ nhất đến năm thứ n.

k: Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT n: Số năm mà luồng tiền xuất hiện.

*Yếu tố thêm: Bên cạnh những nhân tố thuộc về giá trị cổ phiếu, thị giá cổ

phiếu còn chịu tác động của những yếu tố cung cầu như: số lượng cổ phiếu lưu hành, số lượng và chất lượng của hàng hóa thay thế...Mặt khác, thị giá của cổ phiếu còn chịu tác động của nhưng nhân tố:

+ Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới: thông thường, giá CP có xu hướng tăng lên khi nền kt phát triển (và ngược lại). Bởi khi đó, khả năng kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích lũy, như vậy nhiều người sẽ đầu tư vào CK.

+ Lạm phát: lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá CP giảm. Lạm phát thấp thì càng có nhiều khả năng CP sẽ tăng giá và ngược lại.

+ Tình hình biến động của lãi suất: LS tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ CP thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm cho họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa. LS tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ laij tiền nhàn rỗi hơn là liểu lĩnh dùng số tiền đó để mở rộng SXKD. Chính vì vậy, LS tăng sẽ làm cho giá CP giảm và ngược lại.

Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn đc tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá CP. Chỉ khi nào LS phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát thì nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động of TTCK. LS có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm kiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với LS thì giá CP sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là 1 vấn đề nghiêm trọng và LS tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, LS tăng là do nền kinh tế tăng trưởng.

+ Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ CK cao (hoặc tăng lên) sẽ làm số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá CK giảm.

+ Những biến động về chính trị-xã hội, quân sự: đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá CP trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của DN thì giá CP of DN sẽ tăng lên.

+ Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu tố về kỹ thuật SX, trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...yếu tố về thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân, tình trạng tài chính của DN.

+ Tâm lý nhà đầu tư: theo thuyết lòng tin về giá CP, yếu tố căn bản trong biến động giá CP là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá CP, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan chiếm ưu thế thì thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền

bán ra của người bi quan nhiều hơn thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi theo cách diển giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.

Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của nhà phân tích,... cũng có thể khiến thị trường giá CP biến động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 16: Cổ Phiếu

Một phần của tài liệu Tài liệu câu hỏi lí thuyết môn thị trường chứng khoán có lời giải (Trang 35 - 38)