QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG CHUYỂNDỊCH CƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An (ngành kinh tế nông nghiệp) (Trang 55 - 74)

1. 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG CHUYỂNDỊCH CƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

TẠI TỈNHNGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội cả nước, của vùngBắc trung bộ và duyên hải Trung Bộ, xuất phát từ tình hình trong nước vàquốc tế, từ tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế - xã hộinói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong những năm quacủa tỉnh nói riêng và dự báo bối cảnh phát triển của Nghệ An đến năm 2020,các quan điểm cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hoá của tỉnh đến năm 2020 như sau: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát triển nền nôngnghiệp hàng hoá toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Thực tế quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpở nước ta đã cho thấy sự bất hợp lý ở rất nhiều địa phương trong cách nhìnnhận về phát triển sản xuất hàng hoá. Điều đó dẫn đến sự phát triển ồ ạt, thiếutính khoa học, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên làm thoái hoá chấtđất, cạn kiệt nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng hoá chất trongsản xuất vượt mức an toàn thực phẩm. Sở dĩ có sự bất hợp lý đó là do nhữngngười sản xuất muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về các loạinông sản hàng hoá. Một thời gian dài ở nước ta đã xảy ra tình trạng chặt phá rừng để trồngồ ạt các loại cây công nghiệp, nhưng sau đó đã thu được những bài học đắtgiá. Kết quả là không đảm bảo về giống, phân bón không đủ, nước thiếu, sâubệnh không khống chế được, giá thành cao, tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh tếthấp, nông dân thấy không có lợi lại chặt phá để trồng loại cây khác. Nhiều khu vực trồng cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi...phát triểnnhanh thành vùng hàng hoá tập trung, song chỉ được một thời gian là xuốngdốc do dịch bệnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả thấp không đủ bùđắp chi phí chăm bón, sản phẩm chất lượng thấp thiếu tính cạnh tranh. Nhữngvườn cây ăn quả lại bị thu

hẹp. Điều đó cho thấy nông sản hàng hoá thiếu tínhổn định, bền vững, phát triển mang tính chủ quan, tự phát, duy ý chí. Như vậy để phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam nói chung vàở Nghệ An nói riêng cần đảm bảo các yêu cầu: + Phát triển nông nghiệp hàng hoá ổn định trong thời gian nhất địnhphù hợp tại mỗi địa phương, mỗi vùng, tiểu vùng lãnh thổ phải dựa trên cơ sởlợi thế và tiềm năng của mình về đất đai, điều kiện tự nhiên, khả năng về vốn,công nghệ sản xuất, điều kiện giao thông, thị trường tiêu thụ... + Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi và tích tụ ruộng đất ở những vùngmanh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác theo phương thức sản xuấtlớn, hiện đại, vừa đảm bảo chuyên môn hoá, vừa đa dạng hoá, áp dụng côngnghệ cao, sạch trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời pháttriển sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. + Phát triển nông nghiệp hàng hoá còn phải quan tâm đến bảo vệ môitrường sinh thái và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghoá phải đảm bảo công bằng xã hội. Phát triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng caođời sống của nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa cácvùng miền nông thôn. Muốn vậy, cần có các chương trình dự án phát triển sảnxuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của dân cư ở mỗivùng miền. Phát triển đa dạng ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, đadạng hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ dân cư, tập quán canhtác, tạo điều kiện thuận lợi về vốn đầu tư, tạo thị trường tiêu thụ cho nhữngvùng khó khăn, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ cácnhà máy chế biến... - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải có sự kết hợp giữatruyền thống và hiện đại Để phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hoá cần áp dụng những tiếnbộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất như: giống, kỹ thuật sản xuất hiệnđại, phương pháp chế biến bảo quản nông sản phẩm...nhưng phải kế thừa kinhnghiệm truyền thống trong sản xuất. Có như vậy mới đảm bảo phát triển một nềnnông nghiệp hàng hoá ổn định, vững chắc và đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội.3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sảnxuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nghệ An theo hướng pháttriển sản xuất hàng hoá và bền vững với các mục tiêu được xác định trong quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là: - Đẩy mạnh phát triển sản xuất để đạt mức tăng trưởng bình quân5,3%/năm giai đoạn 2006- 2010; 5,2%/năm giai đoạn 2011- 2015 và4,9%/năm giai đoạn 2016- 2020. Tỷ trọng Giá trị gia tăng nông nghiệp chiếm80% ngành Nông, lâm, ngư.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tích cực,đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 40- 50% GTSX nông nghiệp giaiđoạn 2006- 2010, trên 50% giai đoạn 2011- 2020; phấn đấu đến năm 2020:đàn trâu, bò: 1,5- 1,8 triệu con (trâu 550- 560 ngàn con, tăng 2,6%/năm; đànbò 750- 760

ngàn con, tăng trên 7,7%/năm); đàn lợn gần 1,5 triệu con, tăng3,2%; đàn gia cầm 20- 22 triệu con. Tăng nhanh GTSX ngành thuỷ sản, đểngành thuỷ sản chiếm trên 15% giá trị sản xuất nông, lâm, ngư giai đoạn 2011- 2020. - Đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt khoảng 1,4 triệu tấn (trongđó lúa khoảng 1 triệu tấn), tổng đàn trâu bò đạt 1.480 nghìn con, tổng sảnlượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 106 nghìn tấn, bình quân đầu ngườiđạt 340- 350 kg lương thực, 20- 22 kg thịt hơi các loại, 12-15 kg cá, 60-80kgrau quả, 50- 60 kg đường; Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 80- 100 triệuUSD [3]. Với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơcấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, Nghệ An đã tính toán, lựa chọn và dự kiếncơ cấu GTSX các ngành kinh tế và cơ cấu lao động cho đến năm 2020 ở bảng 3.2. Theo số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản giảm dầntrong các năm, từ 34,2% năm 2005 giảm xuống 24% năm 2010; 18,2% năm2015 và 14% năm 2020. Tuy tỷ trọng giảm nhưng tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản vẫnđạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 5%/năm. Cơ cấu lao động cũng đượcchuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp vàdịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm phù hợp với quátrình CNH - HĐH nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo phát triển nền nông nghiệpsản xuất hàng hoá hiệu quả cao và bền vững.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• 98. 90Bảng 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An đến năm2020 ĐVT: % 2005 2010 2015 2020 I- Cơ cấu ngành kinh tế Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Công nghiệp - xây dựng 30,4 39,0 41,4 43,0 2. Dịch vụ 35,4 37,0 40,4 43,0 3. Nông - Lâm - Thuỷ sản 34,2 24,0 18,2 14,0 II- Cơ cấu lao động Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Công nghiệp - xây dựng 8,1 15,0 20,0 23,0 2. Dịch vụ 12,3 17,0 22,0 28,0 3. Nông - Lâm - Thuỷ sản 79,6 68,0 58,0 49,0 Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An3.1.3. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớngsản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020.3.1.3.1. Phương hướng chung Phát triển mạnh các ngành sản xuất hàng hoá, thu hẹp các ngành sảnxuất mang tính tự cung, tự cấp trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác tiềmnăng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn vànguồn nhân lực để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá, có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao. Đưa nông nghiệp và nông thôn Nghệ An ra khỏitình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm chênhlệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Đẩy nhanh tốcđộ phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất và quản lý. Xây dựng nông thôn mới, có cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ hợp lý, từng bước đưa nền sản xuất nôngnghiệp và nông thôn tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• 99. 91 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng cây công nghiệpvới quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đưa chăn nuôi trởthành ngành chính, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc ở các huyện miền núi; đẩymạnh phát triển các loại rau thực phẩm, hoa, cây cảnh nhằm đáp ứng nhu cầutại chỗ cho người tiêu dùng; tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diệntích canh tác. Khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp. Pháttriển thuỷ sản một cách toàn diện, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, chú trọngmở rộng nuôi trồng trên biển; đưa nhanh diện tích mặt nước các hồ đập lớnvào nuôi trồng thuỷ sản. Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nôngnghiệp. Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá vớicông nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trongnước và xuất khẩu, góp phần tăng nhanh hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp.3.1.3.2. Phương hướng chuyển dịch cụ thể trong nông nghiệp thuần * Trồng trọt - Cây rau thực phẩm và hoa cây cảnh Cây rau thực phẩm: Với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá ngàycàng tăng, nhu cầu về rau thực phẩm của người dân ngày càng lớn. Tập trungphát triển các vùng rau chuyên canh với quy mô khoảng 30.000 ha theohướng thâm canh tăng năng suất, ở khu vực vành đai thành phố, thị xã và cáckhu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và các xã đồng bằng ven biển để đápứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Để tạo điều kiện phát triển sản xuất cần cầnchú trọng xây dựng các cơ sở sản xuất giống rau quả để chủ động trong sảnxuất, đa dạng hoá các sản phẩm rau quả. Hoa, cây cảnh: Do cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu tại chỗ về hoa,cây cảnh ngày càng lớn. Phát triển theo hướng đầu tư chiều sâu, áp dụng côngnghệ cao (sản xuất trong nhà lưới) sản xuất ra sản phẩm chủ yếu phục vụ nhucầu tại chỗ.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• 100. 92 - Cây lương thực Cây lúa: Phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, đầu tưthâm canh, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là khâugiống để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với vùng miền núicao, nơi giao thông còn khó khăn, trước mắt tận dụng tối đa diện tích có thểtrồng được lúa để đáp ứng nhu cầu tại chỗ, về lâu dài khi điều kiện giao thôngđã thuận lợi có thể vận chuyển lương thực từ nơi khác đến thì không trồnglương thực bằng mọi giá mà phải tính đến hiệu quả kinh tế. Dự kiến diện tíchgieo trồng lúa vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng là 175.000 ha,170.000 ha, 165.000 ha. Cần quy hoạch thành vùng tập trung với quy mô trên 30% tổng diệntích trồng lúa để phát triển các loại giống lúa chất lượng cao nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.Dự kiến bố trí ở các huyện trọng điểm như: Yên Thành, Diễn Châu, QuỳnhLưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương … Chủ động việc chuyển đổi diệntích trồng lúa hiệu quả không cao sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và các

loạicây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Cây ngô: Dự báo nhu cầu trong nước về sản phẩm ngô phục vụ chếbiến thức ăn gia súc ngày càng tăng, do vậy cần mở rộng diện tích đi đôi vớiđầu tư thâm canh sản xuất ngô. Đẩy mạnh sản xuất ngô vụ đông xuân trêndiện tích đất 2 lúa, diện tích lúa cấy cưỡng và đất bãi (dự kiến đạt 70.000 hanăm 2010, 75.000 ha năm 2015 và 80.000 ha năm 2020), tích cực áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưa giống mới vào sản xuất - Cây công nghiệp dài ngày Cây cao su: Bố trí trồng chủ yếu ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, QuỳChâu và một số huyện miền núi thấp có điều kiện, dự kiến đạt 7.000 ha năm2010; 9.000 ha năm 2015 và 11.000 ha năm 2020.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• 101. 93 Cây chè: Mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh tăng năng suất,nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa các giống mới chất lượngcao vào sản xuất và hiện đại hoá công nghệ chế biến. Trồng mới, mở rộngdiện tích để có khoảng 13.000 ha vào năm 2010, 15.000 ha vào năm 2015 và17.000 ha vào năm 2020, vùng nguyên liệu chè tập trung với quy mô lớnđược bố trí chủ yếu ở các huyện miền núi Thanh Chương, Đô Lương, ConCuông, Anh Sơn Quế Phong, Kỳ Sơn …( trong đó Kỳ Sơn chủ yếu phát triểngiống chè tuyết san). Chú trọng đổi mới khâu giống để đưa những giống mớichất lượng cao vào sản xuất; đầu tư dây chuyền chế biến với công nghệ hiệnđại, tạo ra những sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.Cây cà phê: Phát triển các loại cà phê chè, bố trí chủ yếu trên đất BaZan cóđiều kiện tưới chủ động ở Phủ Quỳ (Nghĩa đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ) dự kiếnđạt 3.500 ha vào năm 2010 và ổn định 3.500 ha sau năm 2010. - Cây công nghiệp ngắn ngày Cây lạc: Thâm canh cao trên đất trồng lạc hiện có, đồng thời mở rộngdiện tích trồng lạc trên đất lúa cấy cưỡng, trên đất mía và các cây trồng luâncanh khác, mở rộng diện tích lạc vụ thu đông, chú trọng đưa nhanh nhữnggiống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Tập trung đầu tưđồng bộ hệ thống tưới tiêu cho các vùng sản xuất lạc tập trung ở Diễn Châu,Nghi lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Dự kiến quy môdiện tích lạc đến năm 2010, 2015 và 2020 tương ứng là 30.000 ha, 31.000 havà 32.000 ha. Cây sắn: Bố trí ổn định diện tích trồng phục vụ cho các nhà máy chếbiến ở Thanh Chương, Yên Thành với công suất từ 170 - 200 tấn/ngày, dựkiến diện tích 4.000 ha, được trồng chủ yếu ở các huyện Thanh Chương, NamĐàn, Nghi Lộc...Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• 102. 94 Mía đường: Để đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động, vớicông suất dự kiến trên 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2020 (trong đó nhà máyNghệ An T &L 16.000 tấn/ngày, Sông Con, Sông Lam 2.500 tấn/ngày), dựkiến bố trí 28.600 ha vào năm 2010, 33.600 ha vào năm 2020, mía được

trồngtập trung ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân kỳ,Anh Sơn Cây vừng: Dự kiến bố trí với quy mô 7.000 ha trên đất luân canh trồnglạc có điều kiện thoát nước tốt, chú trọng đưa giống có năng suất, chất lượngcao vào sản xuất, tập trung thâm canh để đạt năng suất bình quân trên 7 tạ/ha. - Các loại cây ăn quả Cùng với mức sống và thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về sản phẩmcây ăn quả ngày càng lớn. Triển vọng thị trường trong nước và nước ngoàiđối với các sản phẩm cây ăn quả của Nghệ An rất sáng sủa. Nghệ An có điềukiện để phát triển các loại cây ăn quả sau: Cây cam: Phát triển vùng cam tập trung với quy mô diện tích khoảng5.000 ha năm 2010 tăng lên 7.000 ha năm 2015 và 10.000 ha năm 2020, bố tríchủ yếu ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Con Cuông, ThanhChương, Anh Sơn... Chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học vào công tác phòngtrừ sâu bệnh hại cam, khâu bảo quản sau thu hoạch và đầu tư xây dựng nhàmáy chế biến Cây dứa: Phát triển mạnh cây dứa nguyên liệu để phục vụ chế biến, mởrộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh để đáp ứng nguyên liệu chế biếncho nhà máy chế biến công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm hiện nay và tươnglai sẽ mở rộng để đạt công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm ở Quỳnh Lưu. Hìnhthành thêm vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy sẽ xây dựng ở Tân Kỳ vớicông suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Dự kiến bố trí trồng 7.500 ha dứa ở cáchuyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Anh Sơn …Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• 103. 95 Bên cạnh đó còn khuyến khích phát triển các loại cây ăn quả khác như:chuối, hồng, chanh ở những nơi có điều kiện phù hợp, gắn với đầu tư các cơsở bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. * Chăn nuôi Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng đàn. Với các loại con nuôi chủ lực là trâu, bò, lợn và gia cầm, đến năm 2020dự báo đàn bò đạt 1,05 triệu con, trâu đạt 430 nghìn con, lợn đạt 2,8 triệu con,gia cầm 26 triệu con. Tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở tấtcả các vùng, nhất là các huyện miền núi, với hình thức chăn nuôi tập trungquy mô lớn, phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp ở các huyện đồngbằng và miền núi thấp. tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo đàn bò thịt. Quy hoạchđất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu bò với quy mô phù hợp với số lượng đàn. Đối với chăn nuôi bò sữa cần nghiên cứu kỹ địa bàn, điều kiện đảm bảocho chăn nuôi do làm ồ ạt dễ bị thất bại như một số tỉnh khác. Phát triển mạnhchăn nuôi lợn và gia cầm ở vùng đồng bằng, ven đô thị theo hướng chăn nuôitập trung, mô hình công nghiệp. Chú trọng phát triển chế biến thức ăn gia súcđể phục vụ chăn nuôi; xây dựng các cơ sở chế biến thịt với các loại sản phẩmphù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu * Thuỷ sản Về nuôi trồng: Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ven biển một cáchbền vững. Đẩy mạnh chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn, tậptrung các vùng quanh đảo Ngư (Cửa lò), Quỳnh Lưu, mỗi năm tăng thêm

50lồng với các loại cá đặc sản (cá sòng, cá giò, cá mú …),để tăng sản phẩmxuất khẩu. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, tập trung nuôithâm canh các đối tượng nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như: cá rôphi,cá lồng trên sông, hồ, đập lớn và phát triển các con nuôi như: tôm càng xanh,Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

• 104. 96cá hồng mỹ … để đến năm 2020 diện tích nuôi nước ngọt đạt 22.000 ha, trongđó diện tích nuôi rôphi khoảng 2.700 ha. Ổn định nuôi trồng mặn lợ trên cơ sởtăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mớivào sản xuất, đưa vào nuôi vụ 2 trên ao tôm các đối tượng nuôi phù hợp nhưcua, cá rôphi, cá vược … Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi mặnlợ ở mức 3.500- 3.700 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh1.800- 2.000 ha. - Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷsản trên các diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi,đặc biệt chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nuôi biển với các đốitượng có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng cần chú trọng công tác bảo vệmôi trường để tránh bị ô nhiễm, phát triển các hình thức nuôi sạch, nuôi sinhthái, luân canh, xen canh, phục hồi các loài bản địa có giá trị. Xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An (ngành kinh tế nông nghiệp) (Trang 55 - 74)