Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hoá học của H2S Các phương pháp điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm ? Cách phân loại, tính chất của các muối sunfua.

Một phần của tài liệu đề cương hóa học vô cơ (Trang 38 - 40)

Cấu tạo phân tử H2S

• Phân tử H2S có cấu tạo tương tự như phân tử H2O với góc HSH bằng 92,2 và độ dài liên kết S-H là 1,33 nên có cực 1,02D

• S có độ âm điện bé hơn O nên tạo thành liên kết hidro giữa các phân tử H2S là yếu hơn nhiều so với giữa các phân tử H2O

Tính chất vật lí

• Là khó không màu, mùi trứng thối và rất độc

• Nhiệt độ nóng chảy -85nhiệt độ sôi -60,75, nó giảm dần

• Với cực tính không lớn,khí H2S ít tan trong nước ( 1l nước ở 0 hòa tan 2,67l khí H2S ) nhưng tan nhiều hơn trong dung môi hữu cơ ( 1l nước ở 20 hòa tan 10l khí H2S )

• Khí H2S rất độc, chỉ cần 0,05 mg H2S trong 1 lít không khí đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu thậm chí chết nếu thở lâu trong H2S.

Tính chất hóa học

• Trong d2 nước, H2S là một axit 2 nấc và rất yếu, hơi yếu hơn axit cacbonic

H2S + H2O H3O+ + HS- HS- + H2O H3O+ + S2- HS- + H2O H3O+ + S2-

• H2S kém bền nhiệt hơn nước, bắt đầu phân hủy ở 400 và phân hủy hoàn toàn ở 1700.bởi vậy tính chất hóa học đặc trưng của H2S là tính khử mạnh

• Cháy trong không khó cho ngọn lửa màu lam nhạt,khi cho dư oxi nó biến thành sufudioxit 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O

khi thiếu oxi 2H2S + O2 2S + 2H2O

• Dung dịch nước của H2S khi để trong không khí cũng bị oxi không khí OXH

• Tương tác dễ dàng với các chất OXH mạnh như halogen, KMnO4, K2Cr2O7.. ở nhiệt độ thường giải phóng S tự do : I2 + H2S S + 2HI

Các phương pháp điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm ?

• Điều chế bằng phản ứng của FeS với axit HCl HCl + FeS = FeCl2 + H2S

• Một phương pháp thuận tiện hơn để điều chế khí H2Slà đun nóng trên 700 hỗn hợp có lưu huỳnh bột, parafin và amiang bột ( lâý theo tỉ lệ về khối lượng là 3:5:2)

Cách phân loại, tính chất của các muối sunfua.

• Cách phân loại: muối sunfua gồm có muối sunfua kim loại và muối sunfua ion Dựa vào độ tan khác nhau , chia muối sunfua kim loại làm 3 loại:

- Sunfua tan trong nước: Na2S, K2S..

- Sunfua không tan trong nước nhưng tan trong d2 axit loãng : MnS, FeS..

- Sunfua không tan trong nước và trong d2 axit loãng : CuS, CdS,..

- Các kim loại kiềm ,kiềm thổ tạo nên suafua ion. Tất cả chúng đều tan ở trong nước ( trừ BeS ) . Trong d2 chúng bị thủy phân mạnh cho mt bazo

S2- + H2O HS- + OH-

Như vậy những sunfua này tương ứng những oxit bazo

- Nhôm sunfua cũng được coi là sunfua ion , nó bị thủy phân hoàn toàn thành Al(OH)3 và H2S

Al2S3 + H2O Al(OH)3 + H2S

- Sunfua của các kim loại khác ngoài kim loại kiềm, kiềm thổ và vài kim loại khác hầu hết đều ít tan trong nước. Một số sunfua tương tác với sunfua kim loại kiềm và amoni tạo thành mioois tio tan được

As2S5 + 3Na2S 2Na3S4

- Sunfua kim loại kiềm , kiềm thổ đều không có màu. Nhiều sunfua khác có màu đặc trưng: PbS, CuS, CoS, NiS có màu đen; CdS màu vàng; HgS màu đỏ; MnS màu hồng

32. So sánh cấu tạo phân tử, tính chất lí, hóa học của dãy hợp chất: H2O, H2S, H2Se, H2Te.

 Chúng có cấu tạo tương tự nhau:

H2O H2S H2Se H2Te

Góc liên kết 104,5 92,2 91 90

Độ dài liên kết 0,96A 1,33A 1,46A 1,69A

Năng lượng liên kết

(kJ/mol) 463 347 276 238

 Sự giảm góc HEH từ 104,5ở H2O đén 90 ở H2Te là kết quả của sự giảm khả năng lai hóa sp3 từ O đến Te.Liên kết E-H có độ dài tăng lên và năng lượng giảm xuống từ H2O đến H2Te làm cho độ bền nhiệt của phân tử giảm xuống: H2O rất bền, H2S bền, H2Se tương đối bền, phân hủy ở trên 300, H2Te kém bền, phân hủy dần ở nhiệt độ thường. Điều này cũng phù hợp với sự biến đổi nhiệt tạo thành chúng: H2O và H2S là hợp chất phát nhiệt, còn H2Se và H2Te là hợp chất thu nhiệt.

 Trong nước, H2Se và H2Te tan nhiều hơn so với H2S. Dung dịch của chúng là những axit yếu và lực axit tăng lên từ H2O đến H2Te. Khả năng khử của hợp chất cũng tăng lên theo thứ tự đó

Một phần của tài liệu đề cương hóa học vô cơ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w