Tính chất của các oxit của photpho.

Một phần của tài liệu đề cương hóa học vô cơ (Trang 33 - 34)

Photpho (lll) oxit

• Là chất ở dạng tinh thể màu trắng và mềm, độc

• Dễ tan trong ete, CS2, cloruafom benzen

• Trạng thái hơi cũng như trạng thái dung dịch nó tồn tại dưới dạng phân tử P4O6 ,tuy nhiên thường dùng công thức P2O3 vì khối lượng phân tử không ảnh hưởng tới tính chất

• Khi đun nóng vài ngày trong bình kín ở nhiệt độ 200 – 250 oC, photpho (lll) oxit phân hủy thành photpho đỏ

nP4O6 = 3 (PO2)n + nP

• ở nhiệt độ thường, photpho (lll) oxit bền đối với oxi không khí nhưng ở 50 – 60 oC,bị oxi hóa thành photpho (V) oxit

P4O6 + 2 O2 = P4O10

• khi lắc mạnh với nhiều nước lạnh P4O6 + 6 H2O = 4 H3PO3 ,nhưng với nước nóng phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn.

• Với dung dịch HCl : P4O6 + 6 HCl = 2 H3PO3 + 2PCl3

Photpho (V) oxit

• Photpho (V) oxit hút ẩm mạnh, là chất làm khô rất tốt cho chất khí. Nó có thể lấy nước của các oxiaxit như HNO3, H2SO4 biến chúng thành anhidrit và lấy nước của các chất hữu cơ. Khi đun nóng thì dạng tinh thể thăng hoa, nếu có dư áp suất và đun nóng mạnh thì nóng chảy thành chất lỏng linh động, đun nóng mạnh hơn thì trùng hợp thành (P2O5)n dạng thuỷ tinh.

• Thể hiện tính axit: phản ứng mãnh liệt với nước, kiềm, kim loại hoạt động.

- Khi tương tác với nước lạnh, tạo axit photphorit : P4O10 + 2H2O = 4HPO3

- Với nước nóng, tạo oxit photphoric P4O10 + 6H2O = 4 H3PO4

Như vậy, P4O10 là anhidrit của axit photphoric

- Phản ứng với dung dịch kiềm :

P4O10 + 12NaOH loãng = 4Na3PO4 + 6H2O

- Phản ứng với kim loại kiềm, kiềm thổ : 3P4O10 + 16Na = 10NaPO3 + 2Na3P

Một phần của tài liệu đề cương hóa học vô cơ (Trang 33 - 34)