Cơ hội và thách thức cho Maersk Logistics tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác MAERSK LOGISTICS QUỐC tế và VIỆT NAM (Trang 44 - 45)

5. Bố cục nghiên cứu

3.1 Cơ hội và thách thức cho Maersk Logistics tại thị trường Việt Nam

Thị trường Việt Nam hầu như chưa có một công ty nội nào có thể đáp ứng được dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Trong khi đó, dù chỉ 25 công ty nước ngoài đang tham gia vào thị trường logistics Việt Nam nhưng chiếm hết 80% thị phần, chiếm lĩnh những hoạt động có giá trị gia tăng cao như vận tải hàng hải, kho bãi…

Đánh giá của các chuyên gia logistics thế giới cho biết, sở dĩ thị trường Việt Nam hấp dẫn các công ty logistics hàng đầu thế giới là vì sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn như một trung tâm sản xuất của thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiện nay, nhiều công ty logistics hàng đầu trên thế giới như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics đã có mặt và ngày càng nâng cao sức ảnh hưởng bằng cách thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các doanh nghiệp nội với tỷ lệ khống chế.

Thế nhưng, trong bối cảnh doanh nghiệp nước ngoài đang tìm mọi cách khai thác thị trường thì các doanh nghiệp trong nước lại chỉ biết vùng vẫy, cạnh tranh lẫn nhau trong hoạt động hạn hẹp, không có giá trị gia tăng cao như vận tải đường bộ hoặc làm thuê cho các công ty nước ngoài do thiếu vốn, nhân lực và công nghệ.

Theo lộ trình, đến năm 2014, ngành logistics sẽ mở cửa hoàn toàn. Do vậy, thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Trong bối cảnh cơ sở vật chất và dịch vụ hạn chế, các doanh nghiệp trong nước không những sẽ khó lòng cạnh tranh nổi mà còn có nguy cơ ngày càng phụ thuộc hoặc rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Các hoạt động để gắn kết với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước là vận chuyển hàng hải, các doanh nghiệp logistics lại không đáp ứng được nên chưa tạo ra sự gắn bó, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp nội. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trong nước bị các hãng tàu “ép” về các loại phí vận

chuyển.

Ngoài ra, trong bảng đánh giá xếp hạng chỉ số hoạt động hiệu quả của ngành logistics, Việt Nam đang đứng thứ 53 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực với tốc độ phát triển trung bình 20% mỗi năm. Tuy nhiên, kết quả này được nhận định phần đóng góp chủ yếu từ hoạt động của các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Điều này cho thấy hoạt động logistics của Việt Nam vô cùng thiếu và yếu. Những năm qua, chi phí cho hoạt động logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20%, thậm chí có lúc 25% GDP cả nước, khoảng 12 tỷ USD mỗi năm.

Trong đó, chi phí vận tải chiếm đến khoảng 60% tổng chi phí. Nếu như dịch vụ vận tải không phát triển sẽ kéo năng lực cạnh tranh đi xuống và làm chi phí vận tải của một đơn hàng tăng khoảng 10%, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Hoạt động của các công ty logictics ở Việt Nam hiện vẫn còn rời rạc, phương tiện thông tin quá thô sơ và chậm chạp, số liệu không minh bạch cũng đã góp phần đẩy chi phí tăng cao nên khó lòng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác MAERSK LOGISTICS QUỐC tế và VIỆT NAM (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w