5. Bố cục nghiên cứu
3.2 Giải pháp logistics
Chúng tôi xin đưa ra các giải pháp logistics hiện nay nhắm vào chủ yếu là đối tượng chính phủ Việt Nam, các giải pháp mà chính phủ cần có để khuyến khích đầu tư nước ngoài và mở rộng hoạt động logistics tại Việt Nam của Maersk
Xây dựng và thiết lập hệ thống phân phối, số lượng và địa điểm nhà cung cấp, cơ sở sản xuất, trung tâm phân phối, kho bãi và khách hàng. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong thu hút đầu tư phát triển và kinh doanh khai thác cảng biển phù hợp với quá trình hội nhập và thông lệ quốc tế.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, trong đó lưu ý phối hợp gắn kết đồng bộ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa), quy hoạch xây dựng và quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.
Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistic tại các cảng đầu mối khu vực, cửa ngõ quốc tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác đối với cảng cũng như mạng lưới giao thông khu vực.
Hệ thống thông tin luôn luôn cập nhật và việc vận hành các trang web nội bộ giúp cho thông tin của tập đoàn được chuyển tải đến nhân viên trong công ty một cách nhanh nhất và chính xác.
Có thể xem các trang web nội bộ như một diễn đàn trên mạng. Ngoài ra, còn cung cấp thông tin về lịch tàu, giá cả cho bộ phận bán hàng hay dữ liệu khách hàng để tham chiếu kịp thời. Hằng tháng, Tổng giám đốc công ty luôn viết thư cho tất cả các bộ phận để cung cấp những thông tin quan trọng hay cập nhật tình hình hoạt động của công ty trong tháng qua. Ngoài ra công ty còn xây dựng hộp thư điện tử “what’s on your mind” là nơi có thể giải đáp những thắc mắc của nhân viên cũng như sự đóng góp và phê bình. Đây là kênh lắng nghe sự phản hồi quan trọng của nhân viên Sự kết nối hệ thống thông qua dây chuyền cung ứng để có thể chia sẻ thông tin hữu ích bao gồm dự báo cung cầu, tồn kho, vận chuyển.
Quản lý hàng tồn kho: Số lượng và địa điểm tồn kho cho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Kiểm soát và đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hoá công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc.
Cần có sự đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sĩ quan, thuyền viên để nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công ty sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhận lực đã được đào tạo.
Hàng năm tiến hành các cuộc khảo sát về tinh thần làm việc và sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với công ty.
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội thăng tiến cho tất cả nhân viên.
Xây dựng hệ thống đánh giá về thành tích từ cấp khu vực đến quốc gia, bộ phận và cá nhân. Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, lao động nặng nhọc, nguy hiểm...
Bản mô tả công việc một cách cụ thể để giúp công ty trong việc đánh giá khả năng hòan thành nhiệm vụ của các thành viên. Đây là kim chỉ báo hiệu quả trong việc đề bạt, luân chuyển nhân viên trong hệ thống tập đoàn.
Xây dựng văn hóa công ty: đó là tinh thần làm việc theo nhóm, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp mới. Chính văn hóa này sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ cho công ty trong việc chinh phục khách hàng. Văn hóa công ty không chỉ được duy trì, tiếp sức bởi các trưởng nhóm mà nó đã được sàn lọc trong quá trình tuyển dụng bằng các bài trắc nghiệm tâm lý.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:
Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong – Khánh Hòa để tiếp nhận được tàu container sức chở 9.000 - 15.000 TEU hoặc lớn hơn, tàu chở dầu 30 - 40 vạn DWT; cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 - 10 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000 - 8.000 TEU và vùng kinh tế trọng điểm khác khi có điều kiện; cảng chuyên dùng cho các liên hợp lọc hóa dầu, luyện kim, trung tâm nhiệt điện chạy than (tiếp nhận được tàu trọng tải 10 - 30 vạn DWT hoặc lớn hơn). Chú trọng cải tạo nâng cấp các cảng đầu mối khu vực hiện có; xây dựng có trọng điểm một số cảng địa phương theo chức năng, quy mô phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động vốn; Phát triển bến cảng tại các huyện đảo với quy mô phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng;
Phát triển hợp lý giữa các cảng tổng hợp quốc gia, cảng chuyên dùng, cảng địa phương, đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống. Chú trọng phát triển các cảng nước sâu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam tạo những cửa mở lớn vươn ra biển xa có sức hấp dẫn ảnh hưởng tới địa bàn các nước lân cận trong khu vực; từng bước củng cố, nâng cấp mở rộng các cảng khác; coi trọng công tác duy tu bảo trì để đảm bảo khai thác đồng bộ, hiệu quả;
Phát triển đồng bộ giữa cảng biển với mạng cơ sở hạ tầng sau cảng, giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển. Đặc biệt chú trọng đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và đầu mối logistic ở khu vực.
Phát triển hướng mạnh ra biển để tiếp cận nhanh chóng với biển xa, giảm thiểu khó khăn trở ngại về luồng tàu vào cảng; kết hợp tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghiệp – đô thị ven biển;
Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển cảng biển. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, không chỉ đối với cầu bến cảng mà còn cả hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển (luồng tàu, đê ngăn sóng,
chắn cát, hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước nối cảng …)
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững; gắn liền với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng đưa nước ta hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và trên thế giới, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước; đồng thời góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Hình thành những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu kinh tế, đô thị - công nghiệp ven biển.
Nâng cao chất lượng dịch vụ:
Nâng cấp, phát triển có chiều sâu trang thiết bị, dây chuyền công nghệ bốc xếp và quản lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật – công nghệ, yếu kém về chất lượng phục vụ, tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập quốc tế về cảng biển.
Với đặc thù của ngành nghề là vận chuyển hàng hóa đa phương thức trên phạm vi toàn cầu, thì công nghệ quản lý là xương sống giúp tập đoàn có thể điều hành hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lí các cấp và nhân viên… Công nghệ đã góp phần trong việc nâng cao hình ảnh và thương hiệu của công ty trên phạm vi toàn cầu. Nên các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ tiếp tục đồng hành với Maersk ở Việt Nam mà họ mua hàng.
Với phương châm của Maersk không chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics mà là cung cấp các giải pháp cho các khách hàng nhằm đem lại các lợi ích tối đa cho các khách hàng.
Để duy trì được những khách hàng lớn, công ty phải luôn đặt mình như là một đối tác trong việc cung cấp các tiện ích và đồng hành cùng sự phát triển của khách hàng.
khách hàng nhằm giúp dữ liệu của Maersk và khách hàng luôn tương thích trong việc báo cáo và truyền số liệu.