TRIỂN VỌNG

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam potx (Trang 37 - 55)

Việc xây dựng các đê chắn sóng tre và hàng rào tre tại Vĩnh Tân phải được coi là một dự án thí điểm. Để có được kiến thức cho các ứng dụng tương lai tài liệu hướng dẫn chi tiết về giám sát rộng rãi là cần thiết.

Trong khuôn khổ của chương trình giám sát sự phát triển của dải ven bờ, bãi thủy triều và bãi ngập lũ giữa đê và các kết cấu bằng tre phải được ghi lại. Do độ sâu vùng nước nông, đo hồi âm bằng thuyền là không đủ. Độ cao đáy nên được đo bằng tay với một GPS sai phân (DGPS) với ô lưới 10 m. Sau khi đo đợt đầu triên trước khi xây dựng, việc đo lại hàng tháng nên được thực hiện, sau sáu tháng, khoảng thời gian này nên được giảm xuống đo từng quý.

38

Để đánh giá hiệu quả của các công trình với các địa điểm khác, vùng mà không có các biện pháp công trình , cũng như vị trí khác phải được theo dõi thường xuyên cùng với với khu vực trọng điểm. Điều này sẽ giúp xác định các quá trình hình thái có liên quan đến xu hướng tốt hơn.

Sự thay đổi về sự phân bố kích thước hạt và mức độ cố kết trong môi trường xung quanh công trình nên được phân tích bằng phương tiện lấy mẫu trầm tích mỗi quý trong một mạng lưới 25 m.

Công tác đo nồng độ bùn cát lơ lửng, sóng và dòng chảy nên được thực hiện trong các đợt bao gồm các mùa khác nhau bắt đầu ngay lập tức sau khi xây dựng công trình và tiếp tục mỗi năm 2 lần.

Hàng tháng, ảnh tham chiếu địa lý cần được thực hiện trong khu vực tập trung. Các vị trí máy ảnh trên đê, chiều cao, góc và hướng của mỗi ảnh phải giống nhau để quan sát sự phát triển của vùng bãi ngập triều.

Ảnh hàng không hoặc ảnh chiếu trực giao tốt hơn trong một chu kỳ hàng năm là hữu ích để theo dõi và định lượng sự phát triển hình thái.

Dựa trên việc theo dõi, thời gian thích hợp cho trồng rừng ngập mặn trên các bãi triều có thể được xác định.

Tất cả các dữ liệu ghi nhận được nên có phân tích để cung cấp một sự kiểm soát chi tiết cho sự thành công của các biện pháp công trình.

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AICHER, S. (2000): Untersuchungen zur Tragfhigkeit der Bambusart ’’Guadua Angustfolia’’. Otto Graf Institut, Stuttgart

A LBERS, T., LIEBERMAN, N. VON (2011): Management of Natural Resources in the Coastal Zone of Soc Trang Province Current and Erosion Modelling Survey. Final Report. Published by Deutsche Gesellschaft fr Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH A RZ, P., SCHMIDT, H.G., SEITZ, J., SEMPRICH, S. (1991): Grundbau Sonderdruck aus dem Betonkalender 1991. Grund- und Pfahlbau GmbH, Frankfurt am Main

A TROPS, J. L. (1969): Elastizitt und Festigkeit von Bambusrohren. In: Der Bauingenieur 44, Heft 6

DUNKELBERG, K. (2000): Bambus als Baustoff. In: Mitteilungen des Instituts fr leichte Flchentragwerke IL Nr. 31, 4. Unvernderte Auflage, Karl Krmer Verlag, Stuttgart EAK (2002): Empfehlungen des Ausschusses fr Kstenschutzwerke Empfehlungen fr Kstenschutzwerke. In: Kuratorium fr Forschung im Ksteningenieurwesen (Hrsg.): Die Kste, Heft 65. Heide in Holstein: Boyens, Germany

H ALIDE, H., BRINKMANN, R., RIDD, P. (2004): Designing bamboo wave attenuators for mangrove plantations. In: Indian Journal of Marine Science, Vol. 33(3), pp. 220-225 JANSSEN, J. A. (1981): Bamboo in Building Structures. Dissertatie Drukkerij Wibro, Helmond, The Netherlands

JANSSEN, J. A. (1990): Bamboo Research at the Eindhoven University of Technology. Eindhoven, The Netherlands

LINDEMANN, J., STEFFENS, K. (2000): Der Bambus-Pavillion zur EXPO 2000 in Hannover. In: Bautechnik 77, Heft 6+7, Verlag Ernst & Sohn

40

von Lieberman GmbH

>>Bauen und Umwelt<<

Dipl.-Ing. Thorsten Albers

(Chuyên gia kỹ thuật sông và ven biển)

DAP-PL-3797.00

41

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam potx (Trang 37 - 55)