KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam potx (Trang 27 - 29)

7.1 Bản đồ vị trí và mô tả

Dựa trên thiết kế sơ bộ kế hoạch thực hiện chi tiết đã được đề cập. Phụ lục 1 cho thấy các bản đồ vị trí xây dựng bao gồm cả các vị trí của đê chắn sóng và hàng rào, kích thước và khoảng cách. Phụ lục 2 cho thấy bản đồ vị trí mà không có nền và đính kèm số 3 cho thấy vị trí của các điểm kiểm soát. Hơn nữa, vị trí của các phần được đánh dấu trong bản đồ vị trí.

Trong phần phía Đông của khu vực trọng điểm Vĩnh Tân, một đê tre chắn sóng với chiều dài 100 m sẽ được xây dựng song song với bờ biển. Trục định hướng đê chắn sóng từ Tây sang Đông là 71,5°. Khoảng cách từ kè lát mái bảo vệ đê là 113,08 m, tương ứng với

28

khoảng cách đến bờ biển lý tưởng trong mô hình số lưới 50 m. Các cơ sở cho các bản đồ vị trí là từ một đợt khảo sát GPS từ 2011/01/26.

Trong khu vực khuất gió của đê chắn sóng (liên quan đến hướng sóng chính) sẽ được xây dựng hàng rào tre. Góc của hàng rào vuông góc với bờ là 161 °; góc của đê chắn sóng dọc bờ là 71 °. Các hàng rào vuông góc với bờ bắt đầu tại kè chân đê và tạo ra ba vùng chính. Sự kết nối phía Tây của bãi triều trong vùng trọng điểm được thực hiện với một vùng thứ tư nhỏ hơn. Khu vực phía Đông của hàng rào nằm trong ảnh hưởng của khu vực bồi tụ của đê chắn sóng. Bốn hàng rào tre chính có chiều dài từ 50,00 m và 56,70 m. Hàng rào ngắn có chiều dài 14,20 m. Chiều rộng của các vùng chính là 50,00 m; chiều rộng của vùng nhỏ hơn ở phía Tây là 40,00 m.

Tại đầu của hàng rào qua vuông góc với bờ, hàng rào dọc bờ được xây dựng. Chúng có chiều dài 30,00 m trong các vùng chính, hàng rào vuông góc với bờ được gắn ở giữa hàng rào dọc bờ. Chiều dài của hàng rào dọc bờ phía Tây là 20,00 m. Chiều rộng mở trong các vùng chính là 20,00 m, chiều rộng mở của vùng nhỏ là 15,00 m.

Trong bản đồ vị trí 13 điểm GPS được đánh dấu, được sử dụng cho các vị trí xây dựng.

7.2 Mặt trước, mặt cắt ngang và mặt bằng

Mặt trước, mặt cắt ngang và mặt bằng của các đê chắn sóng tre và hàng rào tre cũng như các kết nối có thể được tìm thấy trong các file đính kèm từ 4 đến 12.

7.3 Thông tin chi tiết

Chi tiết bổ sung thêm của công trình xây dựng có thể được tìm thấy trong các tập tin đính kèm 13 và 14.

Ngoài ra Hình 8 cho thấy một mối nối, phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất của việc liên kết cọc tre. Vật liệu buộc (cột) cũng là hữu cơ và do đó đảm bảo khả năng tương thích tối ưu giữa các yếu tố của kết cấu.

29

Hình 8. Mối buộc (cột) được thực hiện với dây mây (DUNKELBERG, 2000)

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam potx (Trang 27 - 29)