5. Nội dung của đề tài
2.1.3. Chia sẻ tri thức trong lĩnh vự cy tế
Để thêm thông tin ngữ nghĩa vào dữ liệu ta có thể sử dụng siêu dữ liệu (meta data). Siêu dữ liệu là thông tin về nội dung và cấu trúc của các dữ liệu. Siêu dữ liệu được sử dụng bởi các hệ thống và giúp cho chúng hiểu được ngữ nghĩa của dữ liệu.
XML là ngôn ngữ nổi tiếng nhất và được sử dụng để biểu diễn siêu dữ liệu. Đã có một chuẩn trong XML của Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu để biểu diễn nội dung của hệ thống phân loại các khái niệm y học. XML không đủ để một hệ thống thông tin giải thích chính xác các thông tin. Hệ thống thông tin chỉ có khả năng này nếu nó có thông tin về các thẻ được sử dụng. Nghĩa là, phải có siêu dữ liệu về siêu dữ liệu. Giải pháp cho vấn đề này là chuẩn hóa các thẻ, tức là tạo ra một chuẩn các tên thẻ sao cho luôn có một khái niệm được xác định bởi tên thẻ. Khó khăn của giải pháp này là cùng tên thẻ, thông tin có thể được hiểu và biểu diễn trong nhiều dạng thức. Khó khăn này có thể được giải quyết trong XML hoặc sử dụng XML Schema.
Tuy nhiên, thực tiễn đòi hỏi siêu dữ liệu phải biểu diễn nhiều loại thông tin hơn như lớp con, thuộc tính con, thuộc tính truyền, số lượng của thuộc tính,… Một vấn đề khác là sự xuất hiện của các thẻ trùng tên mà được tạo ra bởi các tổ chức khác nhau, không biểu diễn cho cùng thông tin. Việc sử dụng các thẻ đòi hỏi phải có một định danh duy nhất cho mỗi thẻ, từ đó loại bỏ sự nhập nhằng ngữ nghĩa.
Tất cả những vấn đề này là tiền đề xuất hiện của web ngữ nghĩa. Mục đích chính của web ngữ nghĩa là tạo ra các chuẩn và công nghệ để bổ sung ngữ nghĩa cho dữ liệu mà một hệ thống thông tin có khả năng hiểu ngữ nghĩa của dữ liệu.
Với sự xuất hiện của các nghiên cứu về web ngữ nghĩa, đã tạo ra các chuẩn mới để biểu diễn tri thức mà tạo khả năng chia sẻ tri thức. Các chuẩn RDF, RDFS và OWL cho phép biểu diễn ngữ nghĩa của dữ liệu bằng cách đưa ra cơ chế định danh URI cho các khái niệm mà loại bỏ sự nhập nhằng ngữ nghĩa. Các chuẩn này là đơn giản và linh hoạt, đủ để biểu diễn cho các khái niệm trong một hệ thống thông tin. Tầm quan trọng của các chuẩn là sự chấp nhận rộng rãi và số lượng ngày càng tăng của cơ sở tri thức theo các chuẩn này, mở ra khả năng chia sẻ tri thức.
Mặc dù các chuẩn của web ngữ nghĩa cho phép biểu diễn tri thức theo chuẩn RDF, nhưng chúng không xác định cơ chế mà cho phép truy vấn cơ sở tri thức và suy diễn tri thức mới.
Cần thiết tạo ra các cơ chế mà cho phép truy vấn cơ sở tri thức và suy diễn tri thức mới trên cơ sở tri thức được biểu diễn theo chuẩn RDF. Hệ thống CSDLSD phù hợp cho mục đích này bởi vì cho phép truy vấn cơ sở tri thức và suy diễn các tri thức mới bằng các luật suy diễn một cách linh hoạt và hiệu quả.
Cơ chế để tích hợp thông tin và chia sẻ tri thức chuẩn RDF trong LVYT là thông qua việc sử dụng các ontology và CSDLSD. Để đạt được mục đích này, cần phải:
• Xây dựng ontology cho hệ thống thông tin trong LVYT để bổ sung tri thức chuẩn về LVYT vào CSDL được biểu diễn theo chuẩn RDF, từ đó hình thành cơ sở tri thức trong LVYT.
• Xây dựng ánh xạ các phần tử của chuẩn RDFS, OWL thành các luật suy diễn, mà cho phép truy vấn cơ sở tri thức và suy diễn tri thức mới theo ontology trong cơ sở tri thức chuẩn RDF.
• Xây dựng hệ quản trị CSDLSD đơn giản và ứng dụng vào LVYT. Xác định một ngôn ngữ cho truy vấn cơ sở tri thức và suy diễn tri thức mới của hệ quản trị CSDLSD .
Ontology cung cấp khả năng để các tổ chức khác hiểu về các tri thức của tổ chức có bản thể luận. Ontologytrong LVYT nhằm mục đích cung cấp khả năng ánh xạ tri thức của một tổ chức đến một tri thức chuẩn. Từ đó tạo khả năng tích hợp thông tin và chia sẻ tri thức qua cơ chế CSDLSD.