Tích hợp thông tin

Một phần của tài liệu tìm hiểu ontology trong chia sẻ tri thức và ứng dụng trong lĩnh vực y tế tại huyện phú vang (Trang 53 - 57)

5. Nội dung của đề tài

2.5.Tích hợp thông tin

Trước tiên, việc xây dựng ontologytrong LVYT nhằm bổ sung tri thức chuẩn về LVYT vào CSDL chăm sóc y tế, từ đó hình thành cơ sở tri thức trong LVYT. Sau đó tri thức chuẩn về LVYT sẽ cung cấp khả năng tích hợp thông tin và chia sẻ tri thức qua cơ chế của CSDLSD. Các tổ chức có thể ánh xạ các tri thức của họ đến tri thức chuẩn theo ontology.

Việc sử dụng các ontology được biểu diễn bởi các chuẩn RDFS và OWL, kết hợp với cơ chế suy diễn của CSDLSD mà có sử dụng các luật suy diễn chuyển đổi từ RDFS và OWL, sẽ cho phép thực hiện tích hợp thông tin và chia sẻ tri thức.

Ví dụ sau của F.B. Nardon [4] là một trường hợp điển hình trong các hệ thống thông tin của LVYT mà các cơ chế đã đề xuất được sử dụng với nhau. Ví dụ đã được biển đổi và giản lược để cho đơn giản hơn.

Ví dụ 2.2. Giả sử hai hệ thống có các thông tin như sau: Hệ thống thông tin 1 và Bảng Customs:

Code Doc NM Pro

456 123456 Lê Văn Tý C0040399

Hệ thống thông tin 2 và Bảng PatProc

ID CPF Name ProId

123 123456 Lê Văn Tý C0032743

Mã số trong thuộc tính DOC hoặc CPF là mã số SSN chuẩn trong ontology của chuẩn thẻ y tế quốc gia.

• Bước đầu tiên là ánh xạ các khái niệm của hệ thống địa phương đến các khái niệm trong ontology của chuẩn thẻ y tế quốc gia.

stm('system1:Doc', 'daml:samePropertyOf', 'cns:IdentificationDocumentNumber')

stm('system1:Pro', 'daml:samePropertyOf', 'cns:ProcedureCode'). stm('system2:CPF', 'daml:samePropertyOf',

'cns:IdentificationDocumentNumber')

stm('system2:ProId', 'daml:samePropertyOf', 'cns:ProcedureCode')

• Bước thứ hai là nạp tri thức của các hệ thống địa phương vào cơ sở tri thức. Bước này sẽ thiết lập sự tương đương của dữ liệu địa phương đến dữ liệu theo chuẩn thẻ y tế quốc gia hoặc theo chuẩn UMLS.

Các luật sau đây thiết lập mã số trong các cột CPF và DOC của hệ thống 1 và 2 là tương đương với mã số SSN trong ontology của chuẩn thẻ y tế quốc gia.

(1) stm('SSN'+x, 'rdf:type', 'cns:SSN') :- Customs(DOC?x)

(2) stm('SSN'+x, 'cns:IdentificationDocumentNumber', x) :-Customs(DOC?x) (3) stm('system1:'+x, 'cns:hasIdentificationDocument' , 'SSN'+y) :-

Customs(Code?x, DOC?y)

(4) stm('SSN'+x, 'rdf:type', 'cns:SSN') :- PatProc(CPF?x)

(5) stm('SSN'+x, 'cns:IdentificationDocumentNumber', x) :- PatProc(CPF?x) (6) stm('system2:'+x, 'cns:hasIdentificationDocument', 'SSN'+y) :-

PatProc(ID?x, CPF?y)

Thuộc tính mã số thủ tục điều trị được xác định bởi các luật sau: stm('system1:'+x, 'cns:PerformedProcedure', 'system1:'+y) :-

Customs(Code?x, Pro?y)

stm('system1:'+y, 'rdf:type', 'cns:Procedure') :- Customs(Pro?y) stm('system1:'+y, 'cns:ProcedureCode', 'umls:'+y) :- Customs(Pro?y) stm('system2:'+x, 'cns:PerformedProcedure', 'system2:'+y) :-

PatProc(ID?x, ProId?y)

stm('system2:'+y, 'rdf:type', 'cns:Procedure') :- PatProc(ProId?y) stm('system2:'+y, 'cns:ProcedureCode', 'umls:'+y) :- PatProc(ProId?y)

với ví dụ này, các khẳng định của UMLS có liên quan là: stm('umls:C0040399', 'umls:child', 'umls:C0040398') stm('umls:C0032743', 'umls:child', 'umls:C0040398') stm('umls:C0040398', 'umls:child', 'umls:C0040395')

• Bước thứ tư là nạp tri thức của ontology UMLS vào cơ sở tri thức. Đối với ví dụ này, khẳng định của ontology UMLS có liên quan là:

stm(umls:child, daml:samePropertyOf, daml:subClassOf) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bước thứ năm là nạp tri thức của ontology của chuẩn thẻ y tế quốc gia vào cơ sở tri thức. Đối với ví dụ này, khẳng định có liên quan của ontology là: stm(cns:hasIdentificationDocument, rdf:type, daml:UnambiguosProperty)

• Bước thứ 6 là cài đặt các luật hệ thống. Các luật được cài đặt là: rdfs:subClassOf, daml:UnambiguosProperty, daml:sameIndividualAs, daml: samePropertyOf.

• Bước cuối cùng là từ cơ sở tri thức, các luật ánh xạ và các luật hệ thống, cơ chế suy diễn sẽ suy diễn các tri thức mới. Sau đây là vài khẳng định trong số các khẳng định đã được suy diễn:

(1) stm('system1:456', 'daml:sameIndividualAs', 'system2:123') (2) stm('umls:C0040399', 'umls:child', 'umls:C0040395')

(3) stm('umls:C0032743', 'umls:child', 'umls:C0040395')

(4) stm('system1:C0040399', 'cns:ProcedureCode', 'umls:C0040395') (5) stm('system2:C0032743', 'cns:ProcedureCode', 'umls:C0040395') (6) stm('system1:456', 'cns:PerformedProcedure', 'system1:C0040399') (7) stm('system1:456', 'cns:PerformedProcedure', 'system2:C0032743') (8) stm('system2:123', 'cns:PerformedProcedure', 'system1:C0040399') (9) stm('system2:123', 'cns:PerformedProcedure', 'system2:C0032743')

Khẳng định (1) được dẫn xuất bởi vì thuộc tính hasIdentificationDocument được định nghĩa là không nhập nhằng trong

ontology của chuẩn thẻ y tế quốc gia. Điều này có nghĩa là nếu hai thể hiện có cùng giá trị cho thuộc tính này, chúng có thể được coi là cùng một cá thể. Khi cả hai bệnh nhân có cùng mã số SSN chuẩn, thì có thể suy diễn là cùng một người.

Các khẳng định (2), (3) được dẫn xuất từ luật suy diễn của rdfs:subClassOf và khái niệm child trong ontology UMLS. Các khẳng định này xác định là các khái niệm PET (umls:C0040399) và SPECT (umls:C0032743) là các loại chụp cắt lớp (umls:C0040395). Các khẳng định (4), (5) được dẫn xuất theo cùng cách.

Các khẳng định (6) đến (9) được dẫn xuất từ khẳng định (1), bởi vì cùng một mã số SSN chuẩn, các khái niệm system1:456 và system2:123 là cùng một cá thể và, do đó mọi thông tin có trên một cá thể có thể được áp dụng cho cá thể khác.

2.6 Kết luận chương

Chương này đã trình bày khái niệm về hệ thống ngôn ngữ y học thống nhất, các phương pháp suy diễn, chuẩn của thẻ y tế.

Trình bày một số cơ chế suy diễn chuyển đổi đơn giản của các phần tử RDFS và Ontology.

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở HUYỆN PHÚ VANG

Một phần của tài liệu tìm hiểu ontology trong chia sẻ tri thức và ứng dụng trong lĩnh vực y tế tại huyện phú vang (Trang 53 - 57)