2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
2.1. Đào tạo nhân lực đáp ứng các khu công nghiệp, khu chế xuất
Theo tin từ Bộ Kế hoach và Đầu tư, từ đầu năm đến nay đã có trên 76,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2008.Với tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp hiện tại, đến 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 540 nghìn doanh nghiệp, vượt 8% so với kế hoạch đề ra.Trong đó, số doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới không ngừng tăng cao, từ 2006 - 2010 ước đạt 331,5 nghìn doanh nghiệp, tăng gấp đôi 5 năm trước đó.Tuy nhiên, bên cạnh số lượng phát triển mạnh thì một loạt những hạn chế đã khiến cho "sức khỏe" của nhiều các doanh nghiệp khu vực
này còn nhiều bất ổn như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng tích tụ vốn và huy động vốn thấp, trình độ và kỹ năng quản lý yếu, không thu hút được lao động có tay nghề cao...Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những hạn chế nêu trên đã dẫn đến năng lực cạnh tranh và khả năng bứt phá của khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Kết quả khảo sát cầu lao động tại 8 tỉnh/ thành phố cho thấy, nhu cầu
lao động có chuyên môn kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu chế xuất chủyếu thuộc các ngành nghề sau: dệt may và các nghề liên quan (chú trọng các kỹ sư ngành dệt, thợ dệt, thợ chuẩn bị cọc sợi, thợ may, thợ cắt may, thợ tạo mẫu hàng dệt); da giầy; điện-điện tử (kỹ sư và công nhân kỹ thuật điện và điện tử); kỹ sư công nghệ thông tin; kỹ sư công nghệ sinh học; kỹsư công nghệ tự động hoá; kỹ sư vật liệu công nghiệp; công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm; kỹ sư vàcông nhân kỹ thuật cho các ngành lọc dầu, lắp ráp ô tô và xemáy, đóng và sửa chữa tàu biển , công nghiệp giấy, chế tạo thiết bị đồng bộ, điện công nghiệp, vận hành thiết bị sản xuất xi măng và khoáng chất, điện lạnh, xây dựng dân dụng và công nghiệp, sản xuất đồ gỗ; lao động chuyên môn kỹthuật bậc cao và bậc trung phục vụ quản lý (kế toán, tài chính, ngân hàng,tổ chức nhân sự, thư ký; nhân lực cao cấp quản trị các đơn vị sản xuất kinh doanh, khách sạn và nhà hàng.Báo cáo của khu quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cơ cấu nhu cầu sử dụng lao động các năm 2001-2005 tại đó như sau: 13% làm việc trong các ngành điện và điện tử, 25% trong ngành may, 4% trong ngành giầy da, 11% trong ngành cơ khí, 8% trong ngành cao su và nhựa, 5% trong ngành thực phẩm và 6% làm việc trong ngành gỗ và bao bì.
Cũng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu lao động được sử dụng theo cấp trình độ là: cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,9%, trung học chuyên nghiệp chiếm 13,2%, công nhân lành nghệ
và nghề cao có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm 29,3% và công
nhân bán lành nghề chiếm 51,6%. Như vậy, theo cơ cấu này, trong thời kỳ
2001 – 2005 hàng năm thị trường lao động phải cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung tại 28 tỉnh và thành phố trọng điểm khoảng 250-300 nghìn lao động, trong đó khoảng 18 nghìn lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, 40 nghìn lao động có trình độ trung
học chuyên nghiệp, 89 nghìn công nhân kỹ thuật lành nghề cao, 155 nghìn
lao động công nhân bán lành nghệ.
Để đảm bảo các khu công nghiệp , khu chế xuất phát triển có hiệu quả, ngoài việc đào tạo công nhân bán lành nghề, phải đẩy mạnh đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề thời gian 1-2 năm và công nhân lành nghề cao tương đương cao đẳng có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo của kỹ sư thực hành , với thời gian đào tạo 3 năm. Cần tổ chức các cơ sở dạy nghề bên cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ sở đào tạo và dạy nghề với các khu công
nghiệp, khu chế xuất. Hoàn thiện thể chế thị trường lao động, đặc biệt là các hoạt động hướng nghiệp, dịch vụ giới thiệu và tư vấn việc làm, hội chợ
việc làm, tăng cường thông tin và khả năng tiễp xúc giữa doanh nghiệp và
người lao động.
2.2.Đào tạo nhân lực cho phát triển các lĩnh vực công nghệ cao
Đặc điểm sử dụng lao động của các khu công nghiệp cao là tỷ lệ lao động
có trình độ cao đẳng, đại học ttở lên rất lớn (trên 52%) và sử dụng ít lao động bán lành nghề. Theo dự báo, tại khu công nghệ cao Hoà Lạc trong giai đoạn 2001 – 2005 sẽ thu hút 14,3 nghìn lao động và làm việc, trong đó khoảng 7,5 nghìn lao động có trình độ cao đẳng và đại học (chiếm 52,44%) và giai đoạn 2006 – 2010 sẽ thú hút 17,6 nghìn lao động, trong đó 9,3 nghìn lao động cao đẳng và đại học (chiếm 52,84%).
Năm 2005, tổng số lao động thu hút vào các khu công nghiệp
cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ vào khoảng trên 30 nghìn người. Như vậy, trong giai đoạn 2001 – 2005 bình quân hàng năm cần cung ứng khoảng 4 – 5 nghìn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các khu công nghiệp cao, trong đó phân lớn là lao động có trình
độ cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật lành nghề cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và tự động hoá.
Có thể nói, nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao có những yêu cầu rất cao về chất lượng. Đây là những lĩnh vực mới, đòi hỏi phải có đầu tư lớn và chấp nhận mức độ rủi ro cao. Do vậy, khác với các khu vực khác, đối với lao động tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên và đầu tư thoả đáng.
Trước hết, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi các cơ sở đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao: về vốn, về thuế, về mặt bằng, về
đào tạo giáo viên và chế độ đối với họ, về nhập khẩu các phương tiện giảng dạy và nghiên cứu.
Có chính sách ưu đãi và khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào đào tạo, nghiên cứu, sản xuất thử và huấn luyện cho lao động Việt Nam.
Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là con em các gia đình chính sách, con các gia đình nghèo về học phí, học bổng, tín dụng đào tạo...
2.3.Đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động tiếp tục được coi là hướng quan trọng trong giải quyết
việc làm và thu ngoại tệ về cho đất nước. Theo dự báo, từ nay đến 2010 xuất khẩu lao động và chuyên gia tiếp tục tăng nhanh về số lượng. Đặc biệt, để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tuyển dụng của Nhà nước nhập khẩu lao động, lao
động xuất khẩu của ta cần tiếp tục được cải thiện mạnh về cơ cấu chất lượng và cơ cấu ngành nghề.
Đến năm 2008 cần đào tạo 72 nghìn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật các loại cho xuất khẩu, trong đó, chú trọng vào một số ngành nghề như: Xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng: cơ khí (chế tạo và lắp
ráp cơ khí; giao thông vận tải (thuyền viên, lái xe...); dệt may; luyện kim; điện; điện tử; chế biến thuỷ sản; đánh bắt chế biến hải sản; công nghệ thông tin; nông nghiệp; y tế (bác sỹ, kỹ thuật viên y tế, y tá....); giáo dục (chuyên gia giáo dục, giáo viên)...
Để đảm bảo chất lượng lao động cho xuất khẩu, cần hướng vào các giải pháp chủ yếu sau đây:
Nâng cấp, chuẩn hoá các cơ sở đào tạo định hướng và bồi dưỡng nghề nghiệp cho lao động xuất khẩu. Lao động xuất khẩu – ngoài đào tạo chuyên môn kỹ thuật, học tập pháp luật về lao động của Việt Nam và nước nhập khẩu – cần được đào tạo về kỷ luật công nghiệp, kỷ luật lao động, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức về văn hoá, phong tục tập quán của các nước sẽ đến làm việc.
Hiện đại hoá nội dung, phương pháp giảng dạy, trang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên... nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng nước ngoài.
Xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo nghề nghiệp và tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tiều chuẩn lao động của các nước nhận lao động.
Tăng cường thông tin thị trường lao động của các nước nhận lao động để mở rộng ngành nghề xuất khẩu và chủ động trong đào tạo lao động
với cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ có khả năng cung ứng kịp thời và đầy đủ các thị trường khác nhau.
Một hướng rất quan trọng đối với nước ta là xuất khẩu chuyên gia vì loại hình này mang lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều lần xuất khẩu công nhân. Chúng ta đã có thế mạnh về kinh nghiệm xuất khẩu chuyên gia trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo viên đi các nước Châu Phi, Trung Đông trong thời gian qua. Để đào tạo chuyên gia cho xuất khẩu, cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu và các doanh nghiêp.