0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Bảng 5: Sửdụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹthuật của các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG TỚI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM VIỆT NAM (Trang 27 -35 )

của các loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Văn phòng đại diện nước ngoài Lao động phổ thông 19.8 25,7 39,2 1.5 Công nhân kỹ thuật, sơ cấp 59,0 49.1 44.5 16.9 Trung 6.5 11.7 8.2 30.9

cấp Cao đẳng, đại học trở lên 14.7 13.5 8.1 50.7 Tổng số 100 100 100 100

Nguồn: Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2002 Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội

Kết quả điều tra phần nào cho thấy, khu vực FDI có nhu cầu cao sử dụng công nhân kỹ thuật (59%) và lao động cao đẳng và Đại học trở lên (14,7%). Theo tỷ lệ này thì năm 2002 nhu cầu sử dụng thêm lao động chuyên môn kỹ thuật của khu vực FDI là: Công nhân kỹ thuật là 20,06 nghìn người, trung học chuyên nghiệp 2,21 nghìn người , cao đẳng và đại

học trở lên 4,99 nghìn người.

Hội việc làm tại T.p Hồ Chí Minh và Đồng Nai tháng 7 và 8/ 2002 cho thấy nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (trong đó có một tỷ lệ lớn là doanh nghiệp FDI) là rất

lớn. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp T.p Hồ Chí Minh:

Lao động phổ thông 14,4%, công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên 65,0 %, cao đẳng và đại học 20,6%; tại Đồng Nai: lao động phổ thông 32,0%, công

nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên 45,4%, cao đẳng và đại học 22,6%. Ngoài ra, nhu cầu lao động chuyên môn kỹ thuật trong các ngành công nghệ cao và một số loại hình dịch vụ đã thúc đẩy phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu sử dụng lao động theo trình độ chuyên

môn kỹ thuật trong các ngành này có sự khác biệt so với các ngành khác.

Bảng 6: Cơ cấu sử dụng lao động một số ngành công nghệ cao và dịch vụ Đơn vị tính: % Công nghệ Thông tin Khoa học, công nghệ Thông tin Liên lạc Tài chính, Tín dụng Làm việc trong các tổ chức Quốc tế Lao 0 16.2 10 8.5 6.2

động phổ thông Công nhân kỹ thuật, sơ cấp 28.22 22.5 61 28.1 6.3 Trung cấp 20.4 15.5 22.7 21.4 25 Cao đẳng, đại học trở lên 51.38 45.8 20.5 42.0 62.5 Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2002 Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội

Phần lớn làm việc trong các ngành này là lao động có kỹ năng và kỹ năng

cao. Lao động làm việc trong các ngành công nghệ cao và các ngành dịch

vụ trình độ cao, chất lượng phục vụ cao đòi hỏi phải có sự đào tạo kỹ năng

nghề nghiệp và tri thức hiện đại, theo tiêu chuẩn lao động của các nước phát triển , phù hợp với công nghệ áp dụng, đặc biệt là trong điều kiện phát triển mạnh của các ngành công nghệ cao.

2.2.Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các doanh nghiệp rất chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để đáp ứng yêu cầu

đổi mới, nâng cấp công nghệ. Các doanh nghiệp coi chất lượng lao động là

nguồn lực quan trọng bậc nhất để năng cao năng xuất lao động và hiệu quả

sản xuất kinh doanh. Và tỷ lệ lao động được đào tạo lại trong các doanh nghiệp FDI cao hơn tỷ lệ chung của tất cả các loại hình doanh nghiệp là 14,42% so với 10,69%:

Các doanh nghiệp FDI chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động rất lớn. Thí dụ, tại các công ty ở Bình Dương, để

người, đào tạo trong nước 1500 USD / người; Công ty VIDAMCO là liên

doanh giữa công ty Daewoo (Hàn Quốc) và một công ty ô tô của Bộ Quốc

Phòng đi vào hoạt động từ 1995 đến nay đã gửi 25% tổng số kỹ sư và cán

bộ đi đào ở Hàn Quốc và hơn 35% số công nhân được thực tập sử dụng công nghệ của các chi nhánh công ty ô tô tại Inđônêxia và Ân Độ.

2.3.Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta

Đặc trưng của xuất khẩu lao động trong các năm 2002 - 2009 là lao động có tay nghề ngày càng cao. Tỷ lệ lao động xuất khẩu có nghề trong tổng số

lao động xuất khẩu hàng năm qua đã đạt hơn 70%. Theo tỷ lệ này, năm 2009 nhu cầu lao động chuyên môn kỹ thuật cho xuất khẩu là 21,7 nghìn

người. Tại một số thị trường: Coét, Angola, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc, Libia... lao động xuất khẩu có có nghề đạt gần 100%. Xu hướng tăng xuất

khẩu lao động qua đào tạo nghề đã có tác động đến mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã có tác động đến mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.

Đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động được định hướng theo tiêu chuẩn của

các thị trường lao động Quốc tế. Các cơ sở chuẩn bị lao động cho xuất khẩu đã có sự đầu tư, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng

dạy để đáp ứng các yêu cầu về tay nghề và các phẩm chất khác của người

lao động mà thị trường lao động các nước đặt ra.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị

trường là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống đào tạo nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh

2.4.Những bất cập trong việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu toàn cầu hoá kinh tế

+). Nguồn nhân lực có quy mô lao động đào tạo nhỏ, chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế

Hiện nay, quy mô lao động qua đào tạo và chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật của chúng ta vẫn còn có khoảng cách so với với các nước NICs và các nước phát triển. Trình độ văn hoá bình quân của người lao động là 7,4 năm/12 năm, thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Tình

trạng rất nghiêm trọng là thiếu công nhân lành nghề cao, cả nước chỉ có khoảng 8000 công nhân bậc cao (tương đương bậc 6, 7). Thị trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của các doanh nghiệp, tổ chức, kể cả doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân

chủ yếu là do chất lượng đào tạo. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao, khu vực FDI và xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (công nhân kỹ thuật lành nghề cao, lao động trình độ đại học trở lên được đào tạo có chất lượng tốt) để đáp ứng chuyển giao khoa học và công nghệ mới từ nước ngoài.

+). Mất cân đối giữa cung và cầu lao động chuyên môn kỹ thuật:

Toàn cầu hoá kinh tế tác động đến sự phát triển một số ngành nghề mới tạo ra xu hướng đào tạo chạy theo thị hiếu của người lao động, thiếu định

hướng, phân luồng, dẫn đến hậu quả là đào tạo chưa gắn vào nhu cầu của các nước khu vực kinh tế và các ngành, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo. Hiện nay, số lượng sinh viên ngành văn hoá nghệ thuật là 1,3%, nông lâm ngư nghiệp 3,13%, khoa học cơ bản 15,5%, khoa học công nghệ

và kỹ thuật là 15,2%, khoa học xã hội 42,78%. Thực tế này tạo ra tình trạng cung lao động chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với cầu lao động đối với một số ngành nghề, lĩnh vực.

+).Vấn đề thương mại hoá giáo dục, đào tạo:

Xu hướng thương mại hoá giáo dục và đào tạo cho ta thấy rõ tác động của

nó đến sự phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa ra thế giới, nhưng mặc

dù điều này làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước nhưng cũng làm

nảy sinh những mặt tiêu cực đối với phát triển nguồn nhân lực. Thương mại hoá giáo dục, đào tạo làm nảy sinh tình trạng chạy theo quy mô, ít chú

trọng đến chất lượng và do đó ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn người lao động sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu

của thị trường lao động, đào tạo chưa thực sự tạo cho người lao động cơ hội tìm được việc làm.

Thương mại hoá giáo dục và đào tạo có tác động tiêu cực đối với các hộ, các nhóm nghèo trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo. ở nhóm hộ

bình và cao.Các hộ nhóm nghèo không thể hoặc khó khăn trong việc bỏ ra khoản tiền lớn để cho bản thân hoặc con cái học văn hoá và đào tạo nghề, do khả năng kinh tế hạn hẹp. Do đó, tình trạng bỏ học văn hoá, không có tiền để

học nghề của nhóm này còn phổ biến, đặc biệt là đối với các vùng kinh tế

chậm phát triển (vùng núi, vùng sâu, vùng xa). Hâụ quả là tại các vùng (Miền núi phía bắc, vùng Tây nguyên, miền núi các tỉnh miền trung ...) thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật, tình trạng kém phát triển phổ biến, dân trí, mức sống dân cư thấp.

+). Sự phân bổ lao động bất hợp lý gây khó khăn lớn cho phát triển kinh tế

Dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế , tại các Thành Phố, đặc biệt là thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) các cơ sở đào tạo, dạy

nghề phát triển mạnh. Đặc biệt, phát triển đào tạo các nghề: công nghệ thông tin, điện tử, điện lạnh, xây dựng, may mặc, du lịch, cơ khí chế tạo và

sửa chữa, điện công nghiệp... tạo ra cung lớn nhưng cung lao động chuyên

môn kỹ thuật thường lớn hơn cầu rất nhiều. Tình trạng thất nghiệp của lao

động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại các thành phố lớn khá phổ biến.

Trong khi đó, tại nhiều địa phương (đặc biệt là các vùng núi phía Bắc, miền núi các tỉnh Trung, đồng bằng sông Cửu Long...) thiếu các cơ sở đào

tạo, dạy nghề và thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Các chính sách thị trường lao động chưa có tác dụng nhiều đối với vùng, địa phương thiếu

nhân lực chuyên môn lành nghề và lành nghề cao.

+).Thiếu nguồn lực vật chất cho phát triển đào tạo, dạy nghề theo các chuẩn mực của lao động quốc tế

Nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế trong khi yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của công tác giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của hội nhập vào nền kinh tế thế giới lại không ngừng tăng.

Bảng 7.a Ngân sách chi thường xuyên của nhà nước dành cho giáo

dục

Đơn vị:tỷ đồng

Mầm non 1359 1563 2550 4096 Tiểu học 6380 7057 10081 17105 TH cơ sở 3962 4770 7230 11833 TH phổ thông 2149 2367 3170 5663 Dạy nghề 641 729 1158 1879 TCCN 627 651 752 1434 Đại học CĐ 1798 2026 3294 4881

Chi đào tạo

khác 2589 3433 5679 7907

Tổng 19505 22596 33914 54798

Bảng 7.b Ngân sách chi thường xuyên của nhà nước dành cho giáo dục (tỷ phần) Tỷ lệ 2001 2002 2004 2006 Mầm non 0.070 0.069 0.075 0.075 Tiểu học 0.327 0.312 0.297 0.312 TH cơ sở 0.203 0.211 0.213 0.216 TH phổ thông 0.110 0.105 0.093 0.103 Dạy nghề 0.033 0.032 0.034 0.034 TCCN 0.032 0.029 0.022 0.026 Đại học CĐ 0.092 0.090 0.097 0.089 Chi phí đào tạo khác 0.133 0.152 0.167 0.144

Hiện nay, ngân sách Nhà nước đầu tư cho học sinh phổ thông trung bình

khoảng 30-50 USD/năm và 300-400 USD/năm cho học sinh cao đẳng, đại

học và trung học chuyên nghiệp. Trong đó, phần lớn là chi cho lương giáo

viên và chi phí thường xuyên (80 – 90%), chi phí cho phát triển cơ sở vật chất của các trường còn rất eo hẹp, chỉ khoảng 10 – 20%.

Trong khi đó, đối với các nước phát triển và khá phát triển đầu tư cho giáo

dục rất lớn. Ngoài nguồn đầu tư của Nhà nước, đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng để đảm bảo cho hệ thống giáo dục và đào tạo hoạt động năng động và có chất lượng cao.

III.GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ

1.Giải pháp về việc làm và chống thất nghiệp

+)Ổn định nền kinh tế vĩ mô và đào tạo bầu không khí đầu tư lành mạnh trong toàn xã hội.

Đây là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm tăng trưởng việc làm. Các giải pháp vĩ mô chủ yếu phải hướng vào kích cầu, mở thị trường tiêu thụ sản phẩm (nhất là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực), xử lý biến động bất lợi

về giá cả trong nước và quốc tế; lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng.

Đồng thời, cần tiếp tục cải cách, đổi mới cơ chế, nhất là cơ chế tài chính và lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước; tạo thuận lợi tối đa cho các

doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để tạo mở việc làm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn, thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

+)Hoàn thiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hoàn thiện chính sách khuyến khích thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp gắn với các thế mạnh về: thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu... ở các địa phương. Các dự án FDI quy mô lớn, hàm lượng kỹ thuật cao cần tập trung vào các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp có điều kiện hạ tầng và nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật. Khuyến khích các dự án FDI quy mô vừa và nhỏ gắn với sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ (đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ...) đối với các dự án FDI đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu tiếp tục sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài nhằm tạo thêm sự thông thoáng, giảm thiểu rủi ro và tăng thêm các điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, các vấn đề cần được Nhà nước quan tâm là: bước đầu tạo ra mặt bằng pháp lý chung giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết tranh chấp; cải tiến thủ tục cấp giấy phép, doanh nghiệp FDI cần được quyền thế chấp, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo vốn vay tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần.

Có chính sách cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại và sát nhập đối với một số loại hình doanh nghiệp Việt Nam để tăng cường khả

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

+)Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại để phát triển xuất khẩu

Thành lập Cục xúc tiến thương mại và các chi cục xúc tiến thương mại tại các địa phương.

Phát triển hệ thống Phòng công nghiệp thương mại, các Hiệp hội nghề nghiệp có thực hiện chức năng xúc tiến thương mại.

Hệ thống xúc tiến thương mại thực hiện các công việc hỗ trợ xuất khẩu như: cung ứng thông tin (thị trường xuất khẩu, giá cả xuất khẩu, công nghệ...) thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh, giúp tìm kiếm thị trường, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu, trợ giúp phát triển hệ thống giám định chất lượng hàng hoá thế giới...

+)Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối phó với những khả năng tác động mạnh mẽ của việc thực hiện các lịch trình tự do hoá thương mại.

Các chính sách này nhằm tạo điều kiện cho các ngành hàng có khả năng cạnh tranh thấp như: xi măng, sắt thép, mía đường, thuốc lá, hoá chất, giấy, rượu.. nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình để đảm bảo ổn định sản xuất và việc làm của người lao động. Các chính sách này hướng vào các vấn đề sau đây:

Có bước đi thích hợp trong giảm thuế đối với các mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hoá thương mại với CEPT, APEC, WTO, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và trong ký kết các Hiệp định thương mại song phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bằng cách tăng cường

Một phần của tài liệu TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG TỚI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM VIỆT NAM (Trang 27 -35 )

×