Những thuận lợi và hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp tại huyện điện bàn – TỈNH QUẢNG NAM (Trang 55 - 82)

- Tổng cộng:

2.3.3 Những thuận lợi và hạn chế, nguyên nhân

2.3.3.1 Thuận lợi

- Lợi thế về nguồn lao động dồi dào tại địa phương đã đẩy mạnh tốc độ phát triển sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

- Mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến huyện và các địa phương là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển nhanh trong thời gian đến.

- Định hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch và dịch vụ đang triển khai đã mang lại một số kết quả tốt.

- Quá trình xây dựng xã nông thôn mới được triển khai toàn bộ 19 xã của huyện đã có chuyển biến tích cực, ý thức của nhân dân được nâng cao. Các quy hoạch về nông thôn mới cơ bản đã hoàn chỉnh là cơ sở để định hướng phát triển các loại hình công nghiệp nông thôn trong thời gian đến.

2.3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của Điện Bàn vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

- Sản xuất công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng thiếu tính bền vững, công nghiệp trong nông nghiệp nông thôn phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẽ, phân tán; công nghiệp chế biến vẫn chưa phát triển, sản phẩm làng nghề truyền thống đơn lẻ, chất lượng và thương hiệu thiếu tính cạnh tranh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tỷ lệ và chính sách huy động các nguồn vốn chưa phân đều giữa các ngành, thường tập trung chú ý đến điện, giao thông và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản. Sự tham gia của các tổ chức tài chính tín dụng và hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung trên toàn huyện còn hạn chế. Các hình thức và công cụ huy động vốn trong nền kinh tế thị trường như cổ phiếu, trái phiếu… chưa được sử dụng phổ biến.

- Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp, các khu vực trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Hạ tầng các cụm công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, nhất là hạ tầng, xử lý nước thải, chất thải, khí thải; việc kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở SX gây ô nhiễm chưa được kịp thời, kiên quyết.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đảm bảo theo kịp sự phát triển, nhất là các ngành công nghệ cao. Phần lớn lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp là những lao động tại địa phương, tay nghề còn thấp nên phải đầu tạo lại.

- Hiện nay, việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trong huyện chưa có sự liên kết, thậm chí còn phải cạnh tranh với các huyện khác, các dự án mời gọi đầu tư giống như nhau làm cho các nhà đầu tư khó lựa chọn.

- Việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn để thực hiện, việc đầu tư tại huyện hiện nay vẫn chưa đồng bộ.

- Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Hoạt động của các doanh nghiệp ở các cụm CN huyện, Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc gặp nhiều khó khăn và sản xuất cầm chừng làm cho giá trị sản xuất toàn ngành đạt thấp.

- Việc triển khai các công trình, dự án trên địa bàn huyện thực hiện chậm so với yêu cầu đặt ra. Công tác bồi thường thiệt hại, GPMB ở một số dự án còn nhiều khó khăn như nguồn vốn, cơ chế chính sách trong công tác giải phóng mặt bằng thay đổi thường xuyên, công tác tuyên truyền vận động nhân dân chưa được thường xuyên.... Dẫn đến tiến độ thực hiện một số dự án hạ tầng kỹ thuật chậm kéo theo sự chậm trễ và mất cơ hội để doanh nghiệp xúc tiến đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Chưa thu hút được các doanh nghiệp công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao vào các cụm công nghiệp của huyện. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các cụm công nghiệp đang là vấn đề bức bách. Các ngành nghề công nghiệp-TTCN phát triển chậm và còn nhiều khó khăn về nhiều mặt: thị trường, chất lượng, vốn đầu tư...

- Công tác quản lý quy hoạch đô thị, kiến trúc và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được triển khai đồng bộ.

Tóm lại, từ thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2008 – 2013, cho thấy lĩnh vực sản xuất công nghiệp của huyện cần phải có những nỗ lực hơn nữa để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tương xứng với tiềm năng hiện có của huyện. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020 thì huyện cần phải chú trọng nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nguồn vốn đầu tư.

Nguyên nhân

Mặc dù huyện Điện Bàn đã trở thành huyện công nghiệp, song vẫn còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân khách quan: Huyện Điện Bàn tuy là huyện có nhiều tiểm

năng phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhưng bên cạnh đó huyện cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Khó khăn về điều kiện tự nhiên đặc biệt là thiên tai, về cơ sở hạ tầng, về quy mô nền kinh tế, về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đây chính là nguyên nhân làm giảm sức thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được nhà nước ban hành, song còn nhiều vấn đề còn bất cập, nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, còn nhiều rào cản trong chính sách thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

 Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác xây dựng và triển khai cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư được chú trọng, đã phát huy được tính tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết.

-Sự phối hợp điều hành, chỉ đạo và quản lý của giữa các cấp, các ngành vẫn chưa đồng bộ, nhịp nhàng.

Việc huy động và lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn chưa thống nhất, nhiều chương trình, dự án vẫn còn thiếu phối hợp, lồng ghép. Nhiều chủ đầu tư chỉ quan tâm hoàn thành công trình mà không tính đến hiệu quả tổng hợp của dự án; kết quả việc đầu tư một số công trình đã có ảnh hưởng không tốt đến môi trường, cảnh quan xung quanh. Điều này đã có tác động đến những nhà đầu tư khác khi muốn đầu tư vào huyện.

- Sự cạnh tranh thiếu công bằng, bình đẳng trong thu hút vốn đầu tư giữa các địa phương trong vùng, nhất là các huyện, các tỉnh có lợi thế và tiềm năng hơn huyện Điện Bàn đã làm giảm số lượng các nhà đầu tư và số vốn đầu tư vào huyện.

- Huyện Điện Bàn còn chưa tiếp cận được nhiều với nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA.

-Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế nêu trên chủ yếu do thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Quan điểm, định hướng mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn đến năm 2020

3.1.1 Quan điểm phát triển

Trên cơ sở qui định của HĐND, UBND tỉnh, và để phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, UBND huyện Điện Bàn ban hành quy định một số chủ trương, quan điểm, chính sách nhằm triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và nguồn ngân sách huyện.

Sau đây là một số quan điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Điện Bàn và đặc biệt là quá trình thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của huyện:

Quan điểm về phân bổ, quản lý và sử dụng vốn

Ưu tiên bố trí vốn để thanh toán các công trình đã quyết toán. Đối với công trình chuyển tiếp có khối lượng hoàn thành chưa quyết toán, hoặc chuyển tiếp khối lượng thì bố trí tối đa 70% đến 80% khối lượng thực hiện. UBND huyện bố trí vốn để thanh toán cho các công trình hoàn thành, dự kiến hoàn thành sau nữa năm. Nếu

các công trình hoàn thành, dự kiến hoàn thành chưa có hồ sơ quyết toán thì nguồn vốn trên sẽ được bố trí cho các công trình khác.

Kinh phí cho sự nghiệp công nghiệp và thương mại dịch vụ: Ưu tiên cho thực hiện công tác khuyến công, đào tạo nghề, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ. UBND huyện sẽ giao cho các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng trình UBND huyện phê duyệt và quản lý tốt nguồn kinh phí này.

Xây dựng và ban hành chính sách riêng cho phù hợp với quá trình phát triển công nghiệp

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong phát triển nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp, quản lý chặt chẻ nguồn vốn, đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư, các tổ chức cá nhân trong công tác đầu tư phát triển ngành công nghiệp.

Nhà nước có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh. Chống thoái hoái đất, sử dụng có hiệu quả và bền vững đất, bảo vệ môi trường nước, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ và phát triển, giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp.

Phát triển công nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với quá trình CNH HĐH công nghiệp

Để đưa công nghiệp ngày càng phát triển, bắt đầu từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, gắn liền với quá trình CNH, HĐH trong phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp chế biến, sản xuất…tạo sự liên kết công - nông nghiệp– dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn.

Phát triển công nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

Sự phát triển công nghiệp được coi là bền vững là sự phát triển mà trong đó các giá trị kinh tế, môi trường và xã hội luôn tương tác với nhau. Trong chiến lược đầu tư phát triển công nghiệp, bước đầu chú ý đến các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, cho việc xóa đói giảm nghèo là cần thiết song cần chú ý đến một số nền tảng cho sự phát triển đó là cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ cho phát triển công nghiệp.

Tạo lập môi trường hấp dẫn, thông thoáng hơn để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

Khi quyết định đầu tư, bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến lợi nhuận kỳ vọng mà dự án mang lại, nhưng bên cạnh đó môi trường đầu tư cũng là một vấn đề rất đáng chú ý để họ quan tâm. Môi trường đầu tư hấp dẫn thì mới có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Chính vì vậy, các cấp các ngành trong huyện cần phải tạo lập một môi trường thông thoáng, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

• Tạo môi trường chính trị xã hội ổn định

Tạo lập một môi trường chính trị ổn định là các thiết chế chính trị và pháp luật vững chắc đóng vai trò là những điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay.

• Tăng cường vai trò của nhà nước

Huyện Điện Bàn chủ trương tiến hành đổi mới tư duy và phương thức hoạt động của bộ máy quản lý. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch, tạo lập sự đồng bộ về các yếu tố thị trường, đẩy mạnh hoạt động thông tin nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường quốc tế.

3.1.2 Mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020

Góp phần đạt được mục tiêu kinh tế xã hội chung của tỉnh Quảng Nam, đưa huyện Điện Bàn trở thành huyện công nghiệp, hình thành các ngành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế và tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ. Tiếp tục gắn sản xuất công nghiệp với việc mở rộng quy mô, số lượng các CCN, KCN. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thông tin sản phẩm trên thị trường, mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Kế hoạch phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn hướng tới ba lĩnh vực chủ yếu sau:

- Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là các thành tựu về công nghệ CNH HĐH.

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để phát triển công nghiệp mang tính chủ chốt.

- Tập trung xây dưng các kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp phát triển công nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

3.1.2.1 Về tốc độ phát triển:

Ngành công nghiệp huyện Điện Bàn phấn đấu đạt giá trị sản xuất tăng bình quân từ 14 - 15%/năm, đến năm 2020 giá trị sản xuất CN đạt trên 7,500 tỷ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng về giá trị chiếm khoảng 70% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

3.1.2.2 Về lao động:

Phấn đấu đến năm 2020, lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ trên 40% cơ cấu lao động đang làm việc trên toàn huyện và phấn đấu đến năm 2020 tăng lên về số lượng và chất lượng lao động.

3.1.2.3 Về cơ cấu ngành kinh tế:

Cơ cấu kinh tế được huyện Điện Bàn đưa ra và phấn đấu đến năm 2020 nhằm phấn đấu đưa huyện thành huyện công nghiệp, một đô thị loại 4. Cơ cấu ngành công nghiệp chiếm trên 70% trong cơ cấu các ngành trong nền kinh tế.

Bảng 3.1: Bảng dự kiến cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020

Năm 2014 - 2015 2016 - 2020

CN XD 75.26% 78%

Nông, lâm, thủy sản 5.39% 5%

Dịch vụ 19.35% 17%

( Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế đến 2020)

3.1.3 Quy hoạch phát triển ngành CN của huyện đến 2020

Công tác tập trung quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Điện Bàn đến năm 2020 được tập trung vào các công tác sau:

• Lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn để đầu tư

Sau khi thực hiện các kế hoạch năm năm và hằng năm về đầu tư phát triển ngành công nghiệp trên huyện địa bàn huyện Điện Bàn mang về những kết quả đáng ghi nhận và thấy được những mặt còn hạn chế rút ra được những bài học kinh

nghiệm. Từ đó huyện đã chú trọng đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Các ngành công nghiệp được xem là mũi nhọn của huyện là CN dệt may và da giày. Đây là ngành công nghiệp chủ lực của huyện, nó tận dụng được nguồn nhân lực phổ thông, giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động, khuyến khích mọi thanh phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất trong ngành dệt may, giày da, có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài...

• Lựa chọn cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý:

Cần xác định rõ cơ cấu công nghiệp theo các xu hướng sau:

Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp đi từ các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên sang các ngành công nghiệp chế biến sâu hơn.

Phát triển các ngành công nghiệp kế tiếp sau các ngành công nghiệp ban đầu với sự liên kết chặt chẽ và bền vững.

Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp từ trình độ thấp lên

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp tại huyện điện bàn – TỈNH QUẢNG NAM (Trang 55 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w