Công tác khuyến công và xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp tại huyện điện bàn – TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 53)

- Tổng cộng:

1.4.3Công tác khuyến công và xúc tiến đầu tư

Hoạt động khuyến công được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển và có ảnh hưởng nhiều tới quá trình đầu tư phát triển ngành công nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên công tác khuyến công ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Công tác xúc tiến đầu tư cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng không thể thiếu trong công việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp hiện nay của nước ta. Hoạt động xúc tiến đầu tư được xem là rầm rộ nhưng hiệu quả chưa cao vì còn thiếu thông tin, tiền đầu tư và cả sự hợp tác thống nhất giữa các tổ chức xúc tiến của các địa phương.

Chương 2:

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐIỆN BÀN - TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2013

2.1 Vai trò của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế huyện Điện Bàn 2.1.1 Những tiềm năng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp của huyện

2.1.1.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển công nghiệp huyện.

a. Đặc điểm tự nhiên- xã hội của huyện Điện Bàn

Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển phía bắc của tỉnh Quảng Nam. Địa

bàn huyện Điện Bàn trải từ 15050' đến 15057' vĩ độ Bắc và từ 1080 đến 108020’ kinh độ Đông, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48 km về phía bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà

Nẵng), phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía đông nam giáp thành phố Hội An, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Đại Lộc. Với diện tích là 214.28 km2. Nhiệt độ trung bình 25.5 Oc; độ ẩm trung bình 82.3%; lượng mưa bình quân năm 2000-2500 mm, tập trung các tháng 9,10,11.

Về hành chính: Điện Bàn có 1 thị trấn Vĩnh Điện và 19 xã gồm: Điện Dương, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Nam Bắc, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện Quang, Điện Phong, Điện Hồng.

Dân số - lao động: Dân số huyện Điện Bàn 203,295 nhân khẩu. Huyện gồm

19 xã, 1 thị trấn. Lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp 41,290 người, chiếm 36% trong tổng số lao động đang làm việc; khu vực nông lâm thủy sản 36,705 người, chiếm: 32% ; khu vực dịch vụ 37,240 người, chiếm:32 % (theo niên giám thống kê huyện Điện Bàn 2012).

b. Điều kiện về kinh tế

Điện Bàn là huyện phát triển nhất hiện nay của tỉnh Quảng Nam, với khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, khu thị trấn Vĩnh Điện sầm uất. Trong những năm trở lại đây, kinh tế - xã hội huyện Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Và dự định vào năm 2015 Điện Bàn sẽ được nâng cấp thành thị xã, với trung tâm là thị trấn Vĩnh Điện và khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.

Huyện Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó như Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn văn Tiếp, bánh tráng Phú Triêm... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gò Nổi vì đất bồi rất phì nhiêu do lũ lụt đem đến. Tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

Trong thời kỳ 2007-2009, Điện Bàn đã phát triển khá cao ở ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cơ cấu kinh tế chuyển đổi nhanh theo hướng công nghiệp-

dịch vụ-nông nghiệp (74-17-9%). Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn bình quân hằng năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Riêng vốn ngân sách huyện đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006- 2009 đã là 255 tỷ đồng. Nhiều khu đô thị mới như: Điện Nam - Điện Ngọc, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị trấn Vĩnh Điện và các thị tứ... được đầu tư đúng mức.

Đặc biệt Điện Bàn đã phát triển được 10 cụm công nghiệp, thương mại và dịch vụ (Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 và 2, Cẩm Sơn, An Lưu, Thương Tín 1 và 2, Nam Dương, Bồ Mưng, Vân Ly, Bích Bắc). Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp Trảng Nhật 2, An Lưu...cơ bản hoàn thành. Tính đến nay, đã có 50 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng mức vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng, trong đó 30 đơn vị đã đi vào sản xuất giải quyết được hơn 3.000 lao động tại địa phương có công ăn việc làm ổn định. Cùng với tuyến đường ĐT603A đã hoàn thành, các khu du lịch ven biển Điện Dương-Điện Ngọc, khu du lịch sinh thái Bồ Bồ, bãi tắm Hà My đã có 15 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư là 550 tỷ đồng và 1.132 triệu USD.

2.1.1.2 Khó khăn

Tình hình suy thoái kinh tế, khủng hoảng tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư và phát triển công nghiệp của huyện, vốn đầu tư (FDI) giảm sút, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, sản phẩm tồn kho ở các doanh nghiệp tăng, thị trường xuất khẩu giảm...

Ngành công nghiệp huyện nhà phát triển nhưng qui mô doanh nghiệp còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế; sản phẩm chưa phong phú, sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường còn yếu.

Việc đáp ứng các yêu cầu hội nhập vẫn chưa đầy đủ sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp; trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn khá lạc hậu và yếu, các nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của huyện còn rất hạn chế.

Năng suất lao động thấp, chi phí trong sản xuất cao, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.

Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn đã gây ra nhiều lo lắng và dư luận không tốt trong nhân dân.

2.1.2 Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp huyện Điện Bàn

Trong những năm gần đây, Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc, với các điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế xã hội như đã phân tích ở trên. Cho nên việc tập trung đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện là tất yếu khách quan nhằm tranh thủ thời cơ và khai thác lợi thế vốn có của huyện. Cũng là góp phần quan trọng trong việc xây dựng Điện Bàn trở thành thị xã, là trung tâm kinh tế văn hóa ở phía bắc tỉnh Quảng Nam.

Để thực hiện được mục tiêu đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI đã xác định:“Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục xây dựng hoàn thành huyện công nghiệp, đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới. Chăm lo phát triển toàn diện văn hóa, xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khả năng quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; mở rộng và phát huy dân chủ; nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của Mặt trận, đoàn thể, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tạo lập đồng bộ các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để xây dựng Điện Bàn thành Thị xã vào năm 2015”.

Thực hiện các mục tiêu cơ bản trên, nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện là tập trung phát triển công nghiệp theo hướng trọng tâm là tăng cường thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề; ưu tiên phát triển

công nghiệp sử dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế. Giữ vững tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 bình quân 20- 22%/năm. Phối hợp cùng với tỉnh và chủ đầu tư Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc thu hút lấp đầy diện tích Khu công nghiệp. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, làng nghề mới gắn với phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa đầu tư. Có cơ chế hỗ trợ để xây dựng doanh nghiệp đầu đàn để làm đòn bẩy cho làng nghề phát triển.

2.2 Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp huyện giai đoạn 2011-2013 2.2.1 Các ưu đãi về cơ chế chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những ưu tiên, ưu đãi theo quy định chung của pháp luật hiện hành. Trong những năm qua để thúc đẩy cho sự tăng trưởng và phát triển của công nghiệp huyện nhà, huyện Điện Bàn đã xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào những ngành, lĩnh vực huyện có lợi thế như chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp, các cụm công nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thực hiện cơ chế một cửa đối với các dự án đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước vào huyện…

Các chính sách thu hút vốn đầu tư tỉnh đã ban hành như:

- Căn cứ Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư ngành dệt may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016.

- Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành quy chế quản lý và ưu đãi đầu tư Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/03/2012 của Bộ Tài chín hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

- Thông tư số 230/2009/TT-BTC ngày 08/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn ưu đãi về thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

2.2.2 Quy mô vốn đầu tư

Vốn đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Điện Bàn huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư khối lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm. Theo niên giám thống kê huyện Điện bàn năm 2012, ta thấy toàn huyện có tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1,361,374 triệu đồng năm 2012, năm 2011 là 1,084,420 triệu đồng. Năm 2012 tăng hơn 276,954 triệu đồng so với năm 2011, tăng 26%. Năm 2013 tổng vốn đầu tư XDCB là 1,591,224 triệu đồng, tăng 229,850 triệu đồng so với năm 2012. Và nguồn vốn dành cho công nghiệp được thể hiện qua bảng 2.1 Bảng thống kê vốn ĐTPT CN huyện giai đoạn 2008-2013

Bảng 2.1: Bảng thống kê vốn ĐTPT CN huyện giai đoạn 2008-2013

(ĐVT: triệu đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn ĐTPT CN 303,359 540,020 688,219 653,000 277,300 650,000 Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) 78.0 27.4 -5.1 -57.5 134.4 Tốc độ tăng (giảm) định gốc (%) 78.0 126.9 115.3 -8.6 114.3

( Nguồn:niên giám thống kê 2006-2010, 2012)

Đối với ngành công nghiệp, quy mô vốn đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 tăng qua các năm, từ năm 2010 đến 2013 quy mô vốn đầu tư dành cho công nghiệp có thay đổi cụ thể: năm 2011 đầu tư 653,000 triệu đồng giảm hơn so với năm 2010

là 35,219 triệu đồng, giảm 5.12%. Năm 2012 do nhu cầu thị trường giảm, một số doanh nghiệp trên địa bàn chỉ sản xuất cầm chừng và một số doanh nghiệp khác đã ngưng hoạt động nên việc đổ vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện giảm đáng kể giảm còn 277,300 triệu đồng, giảm hơn một nữa so với các năm về trước. Tốc độ tăng liên hoàn của vốn ĐTPT CN qua các năm có xu hướng giảm dần riêng năm 2013 tăng cụ thể như: vốn ĐTPT CN năm 2013 tăng 134.4% so với năm 2012 tương ứng với số tuyệt đối là 372,700 triệu đồng.

Ta có thể thấy rõ hơn sự thay đổi về lượng vốn đầu tư phát triển công nghiệp Điện Bàn qua biểu đồ sau :

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ vốn đầu tư phát triển công nghiệp

2.2.3 Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp trên địa bàn huyện 2.2.3.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp theo nguồn vốn

Thực hiện mục tiêu “nội lực là chính, ngoại lực là quan trọng”, trong thời gian qua huyện Điện Bàn đã vừa tận dụng nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp đồng thời áp dụng nhiều ưu đãi, chính sách để tận dụng nguồn vốn trong dân. Và kết quả mang lại là tổng vốn đầu tư tăng qua các năm.

Lượng vốn cho đầu tư phát triển của huyện được hình thành từ các nguồn vốn chính sau:

1/ Vốn ngân sách:

-Vốn ngân sách trung ương -Vốn ngân sách địa phương

+ Ngân sách tỉnh + Ngân sách huyện 2/ Vốn vay

3/ Vốn ngoài nhà nước

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu vốn ĐTPT CN huyện theo nguồn vốn giai đoạn 2009-

2013

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn ĐTPT CN huyện Điện Bàn

Vốn ĐTPT CN (triệu đồng) Cơ cấu (%)

Tổng 2,808,539 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Vốn NS trung ương 157,278 5.6

2. Vốn NS Địa phương 1,707,591 60.8

Ta thấy, nguồn vốn dành cho công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách địa phương chiếm 61%, vốn ngoài nhà nước chiếm 34% và từ ngân sách trung ương chiếm 5%. Qua đó ta thấy huyện Điện Bàn rất chú trọng vào phát triển công nghiệp huyện nhà. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, trong đó lấy việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, làm khâu đột phá để mở đường cho việc xây dựng Vĩnh Điện thành đô thị loại 4.

2.2.3.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp phân theo ngành

Với các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như Huyện Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn văn Tiếp, bánh tráng Phú Triêm... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gò huyện Điện Bàn tận dụng các lợi thế đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trọng tâm như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến và phân phối điện nước, công nghiệp khai khoáng, phát triển các làng nghề truyền thống. Cơ cấu vốn được phân theo ngành cụ thể:

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện theo ngành giai đoạn 2009-2013

Vốn ĐTPT CN (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng 2,808,539 100

Công nghiệp chế biến 2,808,539 100

Công nghiệp SX&PP điện, nước 0 0

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp tại huyện điện bàn – TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 53)