Phân tích kết quả xuất khẩu chè theo chủng loại sản phẩm:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 47 - 48)

IV. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM.

2. Phân tích kết quả xuất khẩu chè theo chủng loại sản phẩm:

Trong kế hoạch 5 năm từ 1995-1999, Tổng công ty đã từng bước tự khẳng định mình trên thị trường với các loại chè xuất khẩu sau:

Biểu 2 : Cơ cấu và chủng loại chè xuất khẩu năm 1996 – 1999.

1996 1997 1998 1999 Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 1. Chè đen 2. Chè xanh 3. Chè CTC 4. Chè “thành phẩm” 5. Chè sơ chế 6. Các loại chè khác 72,5% 11,65% 1,98% 6,155% 0,22% 7,5% 74% 10,11% 2,29% 5,42% 2,52% 5,64% 73% 9,13% 4,30% 7,11% 0,76% 5,70% 75% 6,2% 4% 3,10% 3,42% 8,2% Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Chú thích:

- Chè CTC là chè chất lượng cao, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Ấn Độ.

- Chè “thành phẩm” là loại chè đã được sản xuất và chế biến hoàn chỉnh có đủ hương vị, bao gói để bán cho người tiêu dùng cuối cùng như chè túi, chè hộp, chè nhúng có ướp hương hoa như các loại chè hộp Đông Đô, chè hộp Phú Quốc, chè gói Thanh Tâm...

Trong cơ cấu chè xuất khẩu của Vina Tea qua các năm, chè đen đều chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy cũng có nhiều biến động. Điều này chứng tỏ chè đen là mặt hàng chủ lực của Tổng công ty. Chè xanh đứng thứ hai nhưng có xu hướng giảm dần và giảm mạnh vào năm 1999.

Chè CTC có biến động mạnh: Năm 1996 có giảm so với năm 1995 nhưng không đáng kể, và từ năm 1997 trở lại đây, chè CTC lại tăng nhanh. Điều đó cho thấy rằng thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều loại chè có chất lượng cao.

Tỷ lệ xuất khẩu chè sơ chế qua các năm rất bấp bênh. Năm1995 chỉ chiếm 0,3% nhưng đến năm 1997 lại chiếm 2,54% và đến năm 1998 chỉ chiếm 0,76%. Sang đến năm 1999 lại tăng cao chiếm khoảng 3,42% trong tổng số hàng xuất khẩu trong năm.

Chè “thành phẩm” trong suốt những năm 1996 - 1999 tỷ trọng xuất khẩu tăng lên rất cao so với các loại chè khác. Nhưng đến năm 1999 lại giảm xuống chỉ còn 3,10% tỷ trọng xuất khẩu.

Chủng loại chè XK

Các loại chè khác cũng chiếm một lượng không nhỏ trong các loại chè xuất khẩu, chỉ đứng sau chè đen và chè xanh.

Tuy chủng loại chè xuất khẩu của Tổng công ty có đa dạng hơn trước nhưng vẫn còn có những hạn chế về chất lượng và mẫu mã, các loại chè cấp thấp vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể. Do đó chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng các loại chè cao cấp tăng lên trên thị trường thế giới. Xu hướng tăng tỷ trọng chè “thành phẩm” là rất tốt, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng.

Trước đây, sản phẩm chè xuất khẩu của Tổng công ty chỉ được đóng thùng gỗ dán hoặc bao tải là chủ yếu. Thời gian vận chuyển thì dài nên không bảo đảm chất lượng. Nhưng những năm gần đây đã được đóng vào các thùng cáctông, nilông với trọng lượng chè thành phẩm các loại, kích cỡ bao bì từ 20g, 50g,...1000g. Việc đầu tư cải tiến bao bì tuy phức tạp nhưng giá bán cao hơn, lợi nhuận cũng tăng cao.

Tóm lại, cơ cấu và chủng loại chè của Tổng công ty chè Việt Nam liên tục thay đổi qua các năm, xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn vẫn là chè đen. Những năm gần đây, Tổng công ty tiến hành nhiều hình thức như: cổ phần hoá, liên doanh với các nước như Bỉ, Đài Loan... bao tiêu sản phẩm. Đối với mặt hàng chè xanh CTC đã và đang được tiến hành song song xuất khẩu với mở rộng thị trường trong nước, định hướng người tiêu dùng trong nước sử dụng các loại chè truyền thống như: chè xanh Thái nguyên, chè Tùng hạc, chè Thanh long, chè Tân cương... với mẫu mã và chất lượng phù hợp với người tiêu dùng, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện và đưa ra thị trường các sản phẩm mới có chất lượng cao để cạnh tranh trong chính thị trường trong nước như các loại chè hoà tan, chè đen, chè nhúng có ướp hương của các hãng như Lipton, Dilmah..

Vì vậy, Tổng công ty cần phải đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm hơn nữa, không chỉ dừng lại ở con số 6 chủng loại chè xuất khẩu và nâng cao chất lượng chè xuất khẩu nhằm đưa lại giá trị xuất khẩu cao đúng với tư thế và vị trí kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 47 - 48)