Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH chè Hoài Trung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÈ HOÀI TRUNG (Trang 30 - 32)

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

(Nguồn: Công ty TNHH chè Hoài Trung)

2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy Công ty

Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo toàn công ty, là người đại diện cao nhất cho pháp nhân, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ, là người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên. Ngoài việc ủy quyền cho phó giám đốc, giám đốc còn chỉ huy thông qua các trưởng phòng ban, quản đốc.

Phó Giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc, được ủy quyền quyết định trong phạm vi giám đốc ủy quyền, căn cứ theo quy chế làm việc của ban giám đốc.

Phòng Tài chính Kế toán: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát thường xuyên diễn biến tài chính

Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Quản đốc Tổ KCS Phòng tài chính Kế tóan Phân xưởng bán thành phẩm

Phân xưởng hoàn

thành phẩm Bộ phận đóng gói Tổ điện

của công ty để giúp cho giám đốc trong việc ra quyết định. Lập báo cáo kế toán theo quy định, hướng dẫn việc mở sổ sách. Đảm bảo phản ánh trung thực, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Phòng Tổ chức hành chính: Là bộ phận giúp cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý, tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công nhân viên, nghiên cứu năng lực các thành viên trong công ty, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động và các công việc như: thi đua khen thưởng, giao dịch, tiếp khách, hội họp, tổ chức nhân sự các phân xưởng sản xuất.

Phòng Kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chỉ đạo xây dựng định mức kỹ thuật, đồng thời kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn cho cơ khí điện năng, sửa chữa vật tư thiết bị, kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị.

Quản đốc: Lập kế hoạch sản xuất và tổ chức công việc theo quy trình công nghệ, đơn đặt hàng, kế hoạch được giao. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa.

 Tổ KCS: Là tổ có chức năng giám sát chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm theo hợp tiêu chuẩn quốc gia, từ khâu héo – vò – lên men – sấy và sang máy phân loại từng sản phẩm. Tổ có nhiệm vụ phân tích hóa nguyên liệu chế biến chè và phân tích thành phần các chỉ tiêu hóa học sản phẩm theo tiêu chuẩn đã quy định.

Các phân xưởng bao gồm: Phân xưởng bán thành phẩm, phân xưởng hoàn thành phẩm.

Phân xưởng bán thành phẩm: Đây là một bộ phận chế biến chè búp tươi chuyển sang bán thành phẩm qua các khâu: héo – vò – lên men – sấy khô.

Phân xưởng hoàn thành phẩm: Là một bộ phận chế biến từ chè khô sơ chế bán thành phẩm đưa vào qua máy cắt, máy sàng, máy phân cấp để chế biến thành 7 mặt hàng chính: Chè đen OP, P, FBOB, BPS, F và D.

Bộ phận đóng gói: Nhiệm vụ chính là đấu trộn, đóng gói hoàn thành sản phẩm.

Tổ điện cơ khí: Có nhiệm vụ kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hệ thống điện của công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÈ HOÀI TRUNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w