tiếp điều hành, phân bổ nguồn lực vào các công việc cụ thể, cho từng người để đem lại hiệu quả cao nhất.
Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kĩ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án.
Ưu điểm:
- Chủ đầu tư quản lý công việc của dự án do đó có thể cho phép giải quyết nhanh những vướng mắc trong quá trình thực hiện mà không cần thông qua bộ phần nào - Chi phí chi trả cho hoạt động quản lý dự án không lớn. Chủ đầu tư tự quản lý toàn
bộ hoạt động của công ty do vậy không cần tốn chi phí cho bộ phận quản lý, nên mô hình này tiết kiệm chi phí thuê mướn bộ phận quản lý bên ngoài.
Khuyết điểm: Tính chuyên nghiệp trong quản lý không cao. Chủ đầu tư điều hành toàn bộ hoạt động quản lý của dự án, nếu chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm trong quản lý thì hoạt động sẽ không hiệu quả bằng việc thuê bộ phận chuyên quản lý dự án, bởi vì bộ phận này hoạt động chuyên về quản lý dự án thì họ sẽ có nhiều kinh nghiêm hơn trong việc quản lý tùy thuộc vào tình hình công ty cũng như tình hình dự án hơn.
- Trang thiết bị cho hoạt động quản lý dự án còn hạn chế. Cụ thể, mô hình này chủ yếu dành cho những dự án có quy mô nhỏ, do vậy trang thiết bị cho hoạt động quản lý chưa được chuẩn bị nhiều
- Vai trò giám sát quản lý dự án không được mở rộng, chỉ có một người đảm nhận việc quản lý do vậy việc giám sát cũng sẽ bị hạn chế.