- Bảo vệ điện áp cực tiểu: là bảo vệ sẽ tác động trong trường hợp điện áp giảm đi do xuất hiện dòng ngắn mạch hay có sự cố Bảo vệ sẽ tác động khi điện áp của mạch nhỏ
9.3. Bù công suất cho lưới điện xí nghiệp:
Công suất cần bù cho xí nghiệp để nâng hệ số công suất từ cosφ1 lên hệ số công suất cosφ2:
bù 1 2
Q P tg tg (9.6) Các vị trí có thể đặt tụ bù trong mạng điện xí nghiệp:
- Đặt tụ bù phía cao áp xí nghiệp: tuy giá tụ cao áp rẻ nhưng chỉ giảm tổn thất điện năng từ phía cao áp ra lưới.
- Đặt tụ bù tại thanh cái hạ áp của trạm biến áp xí nghiệp giúp giảm điện năng trong trạm biến áp.
- Đặt tụ bù tại các tủ động lực: làm giảm được tổn thất điện áp trên đường dây từ tủ đến trạm phân phối và trong trạm.
- Đặt tụ bù cho tất cả các động cơ: phương pháp này có lợi nhất về giảm tổn thất điện năng nhưng tăng chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng tụ.
Trong thực tế việc tính toán phân bố bù tối ưu cho xí nghiệp là phức tạp và tùy theo quy mô và kết cấu lưới điện xí nghiệp có thể được thực hiện theo kinh nghiệm như sau:
- Với một xưởng sản xuất hoặc xí nghiệp nhỏ nên tập trung tụ bù tại thanh cái hạ áp của trạm biến áp xí nghiệp.
- Với xí nghiệp loại vừa có 1 trạm biến áp và một số phân xưởng công suất khá lớn cách xa trạm nên đặt tụ bù tại các tủ phân phối phân xưởng và tại cực các động cơ có công suất lớn (vài chục kW).
59
- Đối với xí nghiệp có quy mô lớn gồm nhiều phân xưởng lớn, có trạm phân phối chính và các trạm phân xưởng. Việc bù thường thực hiện tại tất cả các thanh cái hạ áp của trạm phân xưởng.
- Đôi khi có thể thực hiện bù cho cả cao và hạ áp tùy vào giá thành của tụ.
Câu hỏi ôn tập chương 9
Câu 1. Trình bày các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosφ ? để bù công suất phản kháng người ta sử dụng những loại thiết bị nào. Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của tụ bù và máy bù đồng bộ ?.
Câu 2. Nêu, giải thích ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosφ? Vì sao khi truyền tải điện năng đi xa người ta phải bù công suất phản kháng ?.
60
Chương 10