Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim (Trang 38 - 44)

III. Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần

3.2.Những hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác kế toán trong công ty cũng còn có những bất cập ở một số khâu và đòi hỏi cần hoàn thiện để kế toán phát huy hết vai trò của mình làm cho tình hình kế toán cũng như tài chính trong công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Thứ nhất : về hệ thống tài khoản sử dụng.

Bên cạnh việc áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định hiện hành thì trong công ty, kế toán sử dụng hệ thống tài khoản được mã hóa theo tình hình thực tế của công ty nên cấp tài khoản nhiều khi lên đến cấp 4,5.

Ví dụ như: TK 1310223-phải thu khách hàng trong nước của phòng kinh doanh 2 là công ty TNHH và TM Trúc Bạch. Điều này sẽ rất khó nhớ gây trở ngại cho việc hạch toán kế toán.

Thứ hai: Về báo cáo kế toán

Chi nhánh tập trung chủ yếu các báo cáo tài chính còn việc xây dựng các báo cáo quản trị chưa được chú trọng đúng mức. Các báo cáo quản trị mới chỉ dừng lại ở công tác lập kế hoạch và đề ra các chỉ tiêu nộp lên Công ty, còn tại chi nhánh các dự toán cụ thể về doanh thu, chi phí, mua bán TSCĐ từng tháng, quý không được lập. Điều đó gây khó khăn cho Ban giám đốc chi nhánh trong việc đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.

Thứ ba: Về hệ thống tài khoản

Không chỉ với các khoản phải thu, đơn vị còn không lập dự phòng với một số khoản mục khác như hàng tồn kho, các khoản đầu tư… . Tuy nhiên, do tỉ trọng trong Tổng tài sản của các khoản này không lớn nên ảnh hưởng không đáng kể như khoản mục phải thu.

Việc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: do trên thực tế các khoản giảm trừ doanh thu rất ít xảy ra nên trong trường hợp đó, kế toán tiến hành bù trừ ngay trên hóa đơn chứ không sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu như TK 521,531,532. Điều này tuy không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhưng là sai nguyên tắc kế toán nên công ty cũng cần xem xét để khắc phục.

3.3.Một số kiến nghị.

Trong bối cảnh nền kinh tế với nhiều cạnh tranh như hiện nay, mỗi doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức để có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, tất cả công cụ quản lí đều được các nhà quản trị vận dụng một cách triệt để, trong số đó không thể không kể đến công cụ hạch toán kế toán. Nhờ có hạch toán kế toán mà các nhà quản trị mới có được những thông tin, số liệu chính xác nhất về tình hình, thực trạng hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những quyết sách,

kế hoạch mang tính chiến lược trước mắt và cả lâu dài để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nền kinh tế còn non trẻ nhưng hệ thống văn bản pháp luật về kế toán tài chính vẫn đang không ngừng được hoàn thiện mỗi ngày, Việt Nam đang từng bước khẳng định với thế giới về tiềm năng phát triển của mình bằng chứng là tiềm năng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện công tác kế toán là điều rất quan trọng và cần thiết không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà đối với cả sự phát triển của một quốc gia.

Qua một thời gian kiến tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim, với tầm hiểu biết thực tiễn còn hạn chế nhưng từ những kiến thức đã được học em xin đưa ra một số kiến nghị để cố thể góp phần làm công tác kế toán được hoàn chỉnh hơn:

Thứ nhất: Về chứng từ kế toán

Có thể nói hiện nay hệ thống chừng từ của chi nhánh là tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ. Việc lập và lưu chuyển chừng từ tuân thủ theo đúng quy định của chế độ. Bên cạnh các chứng từ mang tính bắt buộc mua của Bộ tài chính, đơn vị đã xin phép Bộ cho in những chứng từ đặc thù với ngành nghề kinh doanh của mình. Việc bảo quản, lưu trữ chứng từ được thực hiện một cách khoa học. Đơn vị cần duy trì, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chứng từ và bảo quản như hiện nay.

Thứ hai: công ty nên đưa vào sử dụng các tài khoản phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu như TK 521,531,532. Các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại tuy rất hiếm xảy ra nhưng không phải là không có nên trong trường hợp này thay bằng việc kế toán sẽ thực hiện bù trừ ngay trên hóa đơn thì kế toán sẽ sử dụng các tài khoản đó vào để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế nếu chúng phát sinh. Cuối kì sẽ kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Việc theo dõi các khoản này sẽ giúp các

nhà quản trị doanh nghiệp thấy được đầy đủ các nguyên nhân làm doanh thu trong kì bị giảm sút để đưa ra quyết định phù hợp về chính sách giá cả, chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thu hút thêm khách hàng và củng cố quan hệ với khách hàng thân thiết để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Thứ ba:việc mã hóa hệ thống tài khoản cần thực hiện dễ nhớ hơn, tránh nhầm lẫn, trùng lặp.

Nhìn chung hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty Vilexim là tương đối hoàn thiện và chi tiết. Tuy nhiên việc mã hóa các khách hàng, cũng như các nhà cung cấp, ngân hàng thành dạng số sẽ làm cho hệ thống tài khoản trở nên cồng kềnh, khó nhớ. Công ty có thể chuyển việc mã hóa từ dạng số thành dạng kí tự để sao cho việc theo dõi được thuận tiện hơn.

KẾT LUẬN

Được sự hướng dẫn của cô giáo và sự giúp đỡ của các anh chị em trong phòng kế toán công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim nên sau thời gian kiến tập tại công ty, em đã hiểu được phần nào công tác hạch toán kế toán và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. Bên cạnh đó, em đã có cơ hội vận dụng những lý thuyết chuyên ngành được học ở trường vào việc quan sát và tổng hợp về công tác tổ chức tài chính kế toán tại đơn vị. Đồng thời giúp em có cái nhìn tổng quan hơn về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán cũng như thực tế hoạt động kinh doanh trên cơ sở đó nâng cao năng lực thực hành.

Mặt khác qua khảo sát thực tế, em nhận thấy rằng việc tổ chức một bộ máy kế toán phù hợp và hiệu quả sẽ là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp. Do đó phòng kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong bộ máy của doanh nghiệp. Qua khoảng thời gian kiến tập ở công ty, cùng với kiến thức được học ở trường, cộng với sự giúp đỡ nhiệt thành của TH.S Đặng Thúy Hằng, cùng với sự giúp đỡ của anh chị em trong phong kế toán công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM em đã hoàn thành bản báo cáo kiến tập của mình. Do thời gian kiến tập không dài với phần kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Vậy nên em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và mọi ngừời để báo cáo của em hoàn thiện hơn nữa.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

I. Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM...3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh...4

1.2.1_Chức năng...4

1.2.2_Nhiệm vụ...5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3_Ngành nghề kinh doanh...5

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2005-2006)...6

1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức...8

II. Tổ chức công tác kế toán...10

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán...10

2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán...12

2.3. Các chính sách kế toán áp dụng...14

2.4. Khái quát các phần hành kế toán của công ty...16

2.4.1.Kế toán vốn bằng tiền...16

2.4.2.Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương...22

2.4.3.Kế toán bán hàng và xác định kết quả...26

2.3.5. Báo cáo tài chính...35

III. Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM...36

3.1.Những ưu điểm...36

3.2. Những hạn chế...38

3.3.Một số kiến nghị...39

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim (Trang 38 - 44)