Phân xưởng phải có khu vệ sinh riêng, phải có phòng thay quần áo ,tắm rửa, vệ sinh đảm bảo sức khoẻ cho công nhân sản xuất.
Như vậy để nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội cần phải chăm lo đến cuộc sông sức khoẻ và nhu cầu của người lao động. Điều kiện làm việc thoải mái, sức khoẻ đảm bảo sẽ giúp cho mọi người hăng hái trong lao động sản xuất.
KẾT LUẬN
Trong thời gian làm đồ án, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Hoàng Ái Lệ, cùng sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành đồ án như nhiệm vụ đề ra.
Lý thuyết:
− Phần tổng quan đưa ra một số tính chất của NH3 cần thiết cho tính toán công nghệ.
− Tìm hiểu các công nghệ sản xuất Amoniac khác nhau của các hãng trên thế giới.
− Tìm hiểu về Amoniac và ứng dụng của Amoniac trong công nghiệp cũng như dân dụng.
Tính toán:
− Mô phỏng được quy trình sản xuất NH3 trên phần mềm mô phỏng Hysys
− Tính toán được cân bằng vật chất, cân bằng nhiệt lượng, tính chất và kích thước cơ bản của thiết bị phản ứng
− Phần thiết kế xây dựng đã chọn được địa điểm xây dựng nhà máy sản
xuất NH3,
− Phần an toàn đã nêu ra những nguyên nhân và biện pháp phòng chống tai nạn trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
KIẾN NGHỊ
Để quá trình tổng hợp amoniac đạt kết quả tốt nhất cần khảo sát được khoảng điều kiện tốt nhất của từng cụm thiết bị, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hiệu suất quá trình cũng như tối ưu hóa dây chuyền sản xuất amoniac.
Đồ án đã xây dựng được mô hình mô phỏng toàn phân xưởng ammonia và đánh giá sơ bộ về các thiết bị và thành phần, tính chất của các dòng công nghệ trong phân xưởng. Tuy nhiên, mô hình mô phỏng và đánh giá chỉ mới thực hiện mô phỏng tĩnh toàn hệ thống, đưa ra những dữ liệu của quá trình tại một thời điểm nhất định. Để chi tiết hơn và đánh giá được sự thay đổi các thông số công nghệ theo thời gian thì cần tiến hành mô phỏng động toàn hệ thống để thu kết quả chính xác hơn. Vì vậy, cần nghiên cứu mô phỏng động cho các thiết bị quan trọng, cho một phần hoặc cho toàn bộ phân xưởng amoniac cần được tiếp tục thực hiện từ những kết quả mô phỏng tĩnh đã đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Giáo trình chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành - NXB khoa học kĩ thuật - 2002.
[2]. Lê Mậu Quyền - Hoá học vô cơ, tập hai - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.
[3]. Lê Thị Tuyết - Công nghệ sản xuất các hợp chất Nitơ - Trường ĐHBK Hà Nội - 2000.
[4]. Võ Văn Ban, Vũ Bá Minh, “Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học”, truyền khối (tập 3) – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM.
[5]. Phạm Văn Bôn, Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam, “Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học”, Ví dụ và bài tập (tập 10) - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM.
[6] . “Sổ tay tóm tắt các đại lương hóa lý” -Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội [7] . Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông,“Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá
chất tập 1” – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[8] . Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Phạm Xuân Toản, “Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất tập 2”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[9] . Hồ Lê Viên, “Thiết kế và tính toán các chi tiết thiết bị hoá chất”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1978.
[10]. Trần Bá Lân, “ Bảng tra cứu Quá trình thiết bị cơ học, truyền nhiệt-truyền khối”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
[11]. Handbook of Petrochemicals and Processes.
[12]. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền – Mô phỏng công nghệ hóa học - NXB khoa học kĩ thuật - 2002