1- Đặc điểm:
Dựa trên giao diện đồ họa GUI (Graphical User Interface) người ta đưa ra mô hình giao diện WIMP ( Windows Icons Menu Pointer).
Đặc trưng của mô hình này là:
- Hổ trợ thao tác trực tiếp: Các chức năng được hiển thị bằng các biểu tượng hình vẽ giúp người dùng học tập sử dụng nhanh
- Phù hợp nguyên tắc: WYSIWYG ( What You See Is What You Get)
- Sử dụng hệ thống cửa sổ để trình bày bối cảnh của hệ thống thông tin. Bao gồm: Cửa sổ làm việc, cửa sổ thông báo, cửa sổ trợ giúp…
Có 2 cách trình bày:
Cách 1: Chia màn hình ra cố định 1 số cửa sổ.
Cách 2: Các cửa sổ được mở chồng lên nhau, có thể di chuyển, và có một cửa sổ hiện hành.
- Sử dụng hệ thống thực đơn giúp chọn lựa nhanh một chức năng cần thực hiện - Không cần phải theo một thứ tự thực hiện.
2- Các mức thiết kế:
Giao diện là nơi giao tiếp, thông dịch giữa người và máy. Có 3 mức thiết kế:
(i) Mức ngữ nghĩa: Xác định nội dung của giao diện. Bao gồm:
Xác định các chức năng cần xử lý, phân loại và gom nhóm. Thường phân chia 3 nhóm:
Nhóm 1: gồm các chức năng xử lý các dữ liệu thường trực, như thêm, xóa, sửa, tham khảo.
Nhóm 2: Các xử lý đặc thù của hệ thống trên các dữ liệu biến động. Nhóm 3: Các thống kê thực hiện định kỳ.
Xác định dữ liệu cần thao tác trong từng chức năng xử lý.
Ví dụ: Sửa chữa dữ liệu khách hàng: cho phép sửa các thuộc tính ngoại trừ mã số khách hàng.
(ii) Mức cú pháp: Xác định kiểu đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống - Kiểu câu hỏi – trả lời
- Thực đơn: User không cần nhớ cú pháp
- Mẫu biểu để điền: thường dùng trong nhập liệu
- Phím chức năng: rất hiệu quả khi có ít phím chức năng. Cần chuẩn hóa theo thực tế thói quen.
- Ngôn ngữ lệnh đưa từ bàn phím: Đạt yêu cầu xử lý tốc độ cao, nhưng thời gian huấn luyện lâu.
(iii) Mức từ vựng: Xác định cách trình bày từ vựng trên giao diện dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp để người dùng dễ thao tác. Bao gồm:
- Hình thức trình bày các biểu tượng - Tên gọi các chức năng, nút lệnh - Cách diễn đạt thông báo lỗi. - Cách hướng dẫn
- Cách dùng màu: trên 1 màn hình dùng tối đa 8 màu và nên chọn ra 1 số màu cho các thao tác có ý nghĩa nhất, ví dụ như màu đỏ báo lỗi, màu cam nguy hiểm, màu xanh có thể tiếp tục.
Khi phân tích có thể bắt đầu từ mức nào trước cũng được. Nhưng người ta thường phân tích: (i) <--(ii)<--(iii)
CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN
Môn: Phân tích Thiết kế Hệ Thống Thông Tin
I- Phần giới thiệu:
Nhu cầu và mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin mới.
II- Khảo sát hiện trạng:
Giới thiệu tổng quan về chức năng, tình hình họat động, mục tiêu phát triển của tổ chức;
Hiện trạng quản lý
Hiện trạng tin học hóa quản lý tại tổ chức
Đánh giá và phê phán hiện trạng
Đề xuất hướng phát triển của hệ thống mới
Lên kế hoạch thực hiện.
Đánh giá tính khả thi, dự đoán sơ bộ về chi phí và lợi nhuận
III- Phân tích:
a. Phân tích thành phần dữ liệu mức quan niệm
i. Mô hình thực thể - kết hợp ii. Sưu liệu
b. Phân tích thành phần xử lý mức quan niệm
i. Các yêu cầu chức năng và phi chức năng
ii. Mô hình DFD quan niệm hệ thống mới (và sưu liệu)
IV- Thiết kế :
a. Thiết kế dữ liệu
i. Mô hình quan hệ biểu diễn cài đặt dữ liệu hệ thống ii. Ràng buộc toàn vẹn
b. Thành phần xử lý mức tổ chức c. Thiết kế chức năng hệ thống
i. Các module hệ thống ii. Kiến trúc hệ thống
d. Thiết kế giao diện e. Thiết kế report
V- Cài đặt
Ghi chú:
Font size: 13
Font: Times new roman
Đồ án được kiểm tra kết quả theo 4 phần: Giới thiệu (2 đ), Phân tích (4đ), thiết kế (2 đ), cài đặt (2đ). (tổng cộng 10 đ).
Tài Liệu Tham Khảo
1. Phân tích, thiết kế, cài đặt hệ thống thông tin quản lý - Nhóm tác giả thuộc Viện Tin Học.
Viện Tin Học, Hà Nội 1990.
2. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý – T.S Trần Thành Trai
3. Analysis and Design of Information Systems - James A. Senn. Mc Graw Hill, New York 1989.
Structured Analysis and System Specification - James Martin. Yourdon Inc., New York 1978.