THIẾT KẾ ĐẦU VÀO:

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích thiết kế hệ thống (Trang 44 - 45)

1- Mục tiêu:

Cần tránh các vấn đề sau:

(i) Tránh tình trạng bị ứ đọng dữ liệu: khi giải quyết cho nhiều người cùng cập nhật dữ liệu

(ii) Tránh cho người khai thác bị phạm lỗi khi cập nhật dữ liệu như gõ dữ liệu sai hay bỏ sót dữ liệu.

(iv) Chọn lựa qui trình nhập đơn giản nhất và hợp với tự nhiên. Điều đó sẽ làm tăng năng suất, giảm lỗi.

2- Nội dung màn hình nhập:

Dựa trên nội dung dữ liệu nhập, thời điểm phát sinh dữ liệu

Ví dụ: Cần nhập một hóa đơn ở thời gian t. Khi đó cần tổ chức màn hình nhập chung hay riêng rẽ:

(i) Nhập hóa đơn

(ii) Nhập chi tiết hóa đơn (iii) Thông tin khách hàng

3- Cách trình bày các dữ liệu nhập:

Cần phù hợp với mẫu điền tay trong thực tế và thói quen của User. Thường có các kiểu nhập như sau:

- Dạng ô nhập (Text Box): Người dùng phải gõ dữ liệu trong ô. - Dạng chọn lựa: Combo/List Box

- Dạng đánh dấu chọn: Check box, Option, Toggle Vị trí tiêu đề có thể đặt ở:

Trước ô: Họ tên : ………..

Sau ô : ………. Họ tên Trên ô: thường được dùng ở Châu Âu Dưới ô: thường được dùng ở Bắc Mỹ.

4- Chú ý kiểm tra RBTV và phát hiện sai sót khi nhập liệu:

(i) Quyết định kiểm tra lúc nào:

Thường có 2 thời điểm: Ngay lúc nhập hay khi kết thúc ca làm việc. Điều này, phụ thuộc vào yêu cầu thực tế và yêu cầu công việc.

(ii) Phản ứng của hệ thống khi phát hiện lỗi: - Chọn hướng giải quyết cho User - Từ chối hẳn toàn bộ dữ liệu nhập

5- Chọn lựa phương tiện nhập:

Bàn phím, chuột, máy quét, Dùng viết chỉ thẳng lên màn hình, viết quang học. Dựa trên phương châm: Dễ dùng, ít bị phạm lỗi.

6- Thiết kế đối thoại để hướng dẫn User:

Giúp người dùng không cảm thấy bồi rối và biết làm gi tiếp theo.

Khi User phạm lỗi thì phải thông báo và kèm theo hướng dẫn để User biết sẽ phải làm gì tiếp theo.

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích thiết kế hệ thống (Trang 44 - 45)