Chọn thiết bị bù:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí công ty cổ phần nhiệt điện cẩm phả (Trang 127 - 130)

) ( 4-7 Qbù tối ưu không nhất thiết trùng với Q bù tính theo (4-5 Đứng về hộ tiêu

c.Chọn thiết bị bù:

Thiết bị bù phải được chọn trên cơ sở tính toán so sánh về kinh tế kỹ thuật. Bảng 4-6 trình bày các loại thiết bị bù và suất tổn thất công suất tác dụng của chúng.

Bảng 4-6. Suất tổn thất công suất tác dụng của các loại thiết bị bù.

Loại thiết bị bù kbù, (KW/KVAR)

Tụ điện 0,003÷0,005

Máy bù đồng bộ S =5000 ÷ 30000

(KVA) 0,002 ÷ 0,027

Máy bù đồng bộ S < 5000 (KVA) 0,03 ÷ 0,05 Động cơ dây quấn được đồng bộ

hóa 0,02 ÷ 0,08

Máy phát đồng bộ dùng làm máy

Máy phát đồng bộ dùng làm máy bù, không tháo động cơ sơ cấp.

0,15 ÷ 0,3

- Tụ điện :

Là loại thiết bị điện tĩnh, làm việc với dòng điện vượt trước điện áp, do đó nó có thể sinh ra công suất phản kháng Q cung cấp cho mạng. Tụ điện có nhiều ưu điểm như tổn thất công suất nhỏ, không có phần quay nên lắp ráp bảo quản dễ dàng. Tụ điện được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, vì thế có thể tùy theo sự phát triển của phụ tải trong quá trình sản xuất mà chúng ta ghép dần tụ điện vào mạng, khiến hiệu suất sử dụng cao mà không bỏ vốn đầu tư nhiều một lúc.

Nhược điểm là nhạy cảm với sự biến động của điện áp đặt lên cực tụ điện(Q do tụ điện sinh ra tỷ lệ với bình phương điện áp). Tụ điện cấu tạo kém chắc chắn, dễ bị phá hỏng khi ngắn mạch, khi điện áp tăng đến 110%Uđm thì tụ điện dễ bị chọc thủng, do đó không được phép vận hành. Khi đóng tụ điện vào mạng trong mạng sẽ có dòng điện xung, còn khi cắt tụ điện ra khỏi mạng, trên cực của tụ điện vẫn còn điện áp dư có thể gây nguy hiểm.

- Máy bù đồng bộ :

Là một loại động cơ đồng bộ làm việc ở chế độ không tải. Do không có phụ tải trên trục nên máy bù đồng bộ được chế tạo gọn và rẻ hơn so

với động cơ đồng bộ cùng công suất. Ở chế độ quá kích thích máy bù sản xuất ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng, còn ở chế độ thiếu kích thích máy bù tiêu thụ công suất phản kháng của mạng. Vì vậy ngoài công dụng bù công suất phản kháng máy bù còn là thiết bị rất tốt để điều chỉnh điện áp.

Nhược điểm của máy bù là có phần quay nên lắp ráp, bảo quản và vận hành khó khăn. Để cho kinh tế, máy bù thường chế tạo với công suất lớn, do đó máy bù đồng bộ thường dùng ở những nơi cần bù tập trung với dung lượng lớn.

- Động cơ không đồng bộ rôto dây quấn được đồng bộ hóa.

Khi cho dòng điện một chiều vào rôto của động cơ không đồng bộ dây quấn, động cơ sẽ làm việc như một động cơ đồng bộ với dòng điện vượt trước điện áp. Do đó nó có khả năng sinh ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng. Nhược điểm của loại động cơ này là tổn thất công suất khá lớn (Xem bảng 8-1) khả năng quá tải kém, vì vậy thường động cơ chỉ được phép làm việc với 75% công suất định mức. Với những lý do trên, động cơ không đồng bộ rôto dây quấn được đồng bộ hóa được coi là thiết bị bù kém nhất, nó chỉ được dùng khi không có sẵn các thiết bị bù khác.

Ngoài các thiết bị kể trên, còn có thể dùng động cơ đồng bộ làm việc ở chế độ quá kích từ hoặc dùng máy phát điện làm việc ở chế độ bù để

làm máy bù. ở các công ty có nhiều tổ máy điêzen- máy phát làm nguồn dự phòng, khi chưa dùng đến có thể lấy làm máy bù đồng bộ. Theo kinh nghiệm thực tế, việc chuyển máy phát thành máy bù đồng bộ không phiền phức lắm, vì vậy biện pháp này cũng được nhiều công ty ưa dùng.

Từ việc phân tích các ưu, nhược điểm của các thiết bị bù trên ta thấy chọn tụ điện để bù công suất phản kháng cho phân xưởng là hợp lý nhất. Như vậy ta chọn tụ điện là thiết bị bù công suất phản kháng cho phân xưởng.

4.2.4. Phân phối dung lượng bù trong mạng điện :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí công ty cổ phần nhiệt điện cẩm phả (Trang 127 - 130)