- TK sử dụng: TK 214 “Hao mòn TSCĐ” Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định:
Tổng Thiết bị dụng cụ
2.2.3.3 Phân loại nguyên vật liệu
Căn cứ vào nội dung kinh tế
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của doanh nghiệp, đó là những nguyên vật liệu mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.
- Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó có thể kết hợp với vật liệu chính để làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hóa.
- Nhiên liệu: Là vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt lượng hoặc tạo nguồn năng lượng cho quá trình SXKD như: xăng, dầu, …
- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết máy móc thiết bị mà doanh nghiệp mua về dùng để thay thế trong sửa chữa khi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hỏng như: vòng bi, vòng đệm, xăm lốp…
- Vật kết cấu và thiết bị XDCB:
+ Thiết bị XDCB: Là những thiết bị được sử dụng cho công việc XDCB như: thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, thiết bị truyền hơi ấm, hệ thống thu lôi... mà doanh nghiệp mua về nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
+ Vật kết cấu: Là những bộ phận của sản phẩm XDCB mà doanh nghiệp xây dựng tự sản xuất hoặc mua của doanh nghiệp khác để lắp vào công trình xây dựng như: vật kết cấu bằng bê tông đúc sẵn, kim loại đúc sẵn…
- Phế liệu: Là các loại vật liệu đã mất hết hoặc một phần lớn giá trị phế liệu sử dụng ban đầu, thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản như: sắt thép vụn, gỗ vụn, vải vụn, gạch ngói vỡ…
- Vật liệu khác: là những vật liệu không nằm trong những vật liệu kể trên như: bao bì, vật đóng gói…
Căn cứ vào mục đích, công dụng
- Nguyên vật liệu sử dụng cho nhu cầu SXKD:
+ Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: Đem góp vốn liên doanh, đem biếu tặng, nhượng bán.
Căn cứ vào nguồn cung cấp
- Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: + Vật liệu góp vốn cổ phần.
+ Vật liệu được biếu tặng. + Vật liệu mua ngoài.
- Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Căn cứ theo danh điểm
- Nhóm kim loại (đen, màu).
- Nhóm hóa chất (chất ăn mòn, chất nổ). - Nhóm thảo mộc (đồ gỗ).
- Nhóm thủy tinh, sành sứ.