0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG CĐSP GIA LAI) (Trang 67 -73 )

7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

2.5.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

Trong nghiên cứu này, theo đề xuất ban đầu có 3 mức độ (Tham vấn, Giám sát, Ra quyết định) để sinh viên tham gia vào việc thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức quản lý, điều hành và kiểm tra giám sát trong 4 hoạt động ĐH bao gồm: Quản trị hệ thống tổ chức; Quản trị nguồn nhân lực; Quản trị hoạt động đào tạo; Quản trị hoạt động khoa học và công nghệ. Tuy nhiên,

57

xét trong thực tế cônng tác quản lý các trường ĐH-CĐ, các quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền và thẩm quyền của sinh viên tại Việt Nam thì hầu như sinh viên chỉ mới tham gia ở hai mức độ Tham vấnGiám sát. Do vậy, chỉ có 2 mức độ được sử dụng để đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong 4 hoạt động QTĐH trong phạm vi nghiên cứu. Sau khi khảo sát, tác giả dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax để phân tích 4 nhóm biến quan sát trong 4 hoạt động quản trị.

a) Kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị hệ thống tổ chức

Sử dụng phương pháp kiểm định hệ sốKMO và kiểmđịnh Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được kết quả ở bảng sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy. 0,604 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 65,608

Df 15

Sig. 0,000

Kết quả xử lý có hệ số KMO là 0,60 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết Ho trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp[3].

Qua kết quả ở Bảng 4.2 (Phụ lục 4, trang 108) rút ra kết luận : Mô hình rút trích được hai nhân tố và cho biết hai nhân tố giải thích được 42,92 % biến thiên của dữ liệu.

Sử dụng Varimax procedure (xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố) có kết quả ở Bảng 4.3 (Phục lục 4, trang 108)

58

với kết quả là các biến quan sát có trọng số nhân tố đều > 0,5 [3]

.

Vậy có 6 biến quan sát trong nhóm biến đo lường mức độ tham gia của sinh viên trong hoạt động quản trị hệ thống tổ chức không bị loại bỏ và thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp.

Qua kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị hệ thống tổ chức (Bảng 4.3, Phụ lục 4, trang 108) cho thấy có hai nhân tố chính. Trong đó, nhân tố thứ nhất bao gồm các biến B.1.1, B.1.2, B.1.6 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ “Tham vấn” của sinh viên trong hoạt động quản trị hệ thống tổ chức. Nhân tố thứ hai bao gồm các biến B.1.3, B.1.4, B.1.5 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ “Giám sát” của sinh viên trong hoạt động quản trị hệ thống tổ chức.

b)Kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia vào quản trị nguồn nhân lực

Sử dụng phương pháp kiểm định hệ số KMO và kiểm định Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được kết quả ở bảng sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy. 0,507 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 50,157

Df 10

Sig. 0,000

Kết quả xử lý có hệ số KMO là 0,517 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết Ho trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp[3]

.

Qua kết quả ở Bảng 4.5 (Phụ lục 4, trang 109) rút ra kết luận : Mô hình rút trích được ba nhân tố và cho biết ba nhân tố giải thích được 70,01% biến thiên của dữ liệu.

59

Sử dụng Varimax procedure (xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố) có kết quả ở bảng 4.6 (Phục lục 4, trang 109) với kết quả là các biến quan sát có trọng số nhân tố đều > 0,5 [3].

- Vậy có 5 biến quan sát trong nhóm biến đo lường mức độ tham gia của sinh viên trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực không bị loại bỏ và thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp.

- Qua kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị nguồn nhân lực Bảng 4.6 (Phụ lục 4, trang 109) cho thấy có ba nhân tố chính. Trong đó, nhân tố thứ nhất bao gồm các biến B.2.9, B.2.11 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ “Giám sát” việc thực thi các quyết định trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của sinh viên. Nhân tố thứ hai bao gồm các biến B.2.7, B.8 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ được “Tham vấn” của sinh viên trong tổ chức các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Nhân tố thứ ba có một biến B.2.10 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ “Tham vấn” về việc xây dựng các chính sách có liên quan đến người học trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của sinh viên.

c) Kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia vào quản trị hoạt động đào tạo

Sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được kết quả ở sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy. 0,661 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 133,025

Df 21

Sig. 0,000

60

nên giả thuyết Ho trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp[3]

. Qua kết quả ở Bảng 4.8 (Phụ lục 4, trang 110) rút ra kết luận : Mô hình rút trích được ba nhân tố và cho biết ba nhân tố giải thích được 55,087 % biến thiên của dữ liệu.

Sử dụng phéo xoay Varimax procedure (xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố) có kết quả ở bảng 4.9 (Phục lục 4, trang 110) với kết quả là các biến quan sát có trọng số nhân tố đều > 0,5 [3].

Vậy có 7 biến quan sát trong nhóm biến đo lường mức độ tham gia của sinh viên trong hoạt động quản trị hoạt động đào tạo không bị loại bỏ và thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp.

- Qua kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị hoạt động đào tạo ở Bảng 4.9 (Phụ lục 4, trang 110) cho thấy có ba nhân tố chính. Trong đó, nhân tố thứ nhất bao gồm các biến B.3.12, B.3.14, B.3.15, B.3.17 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ “Giám sát” của sinh viên trong việc thực hiện quy chế, quy định của các bên liên quan trong nhà trường trong quản trị hoạt động đào tạo. Nhân tố thứ hai bao gồm các biến B.3.16, B.3.18 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ được “Tham vấn” về các hoạt động trong quản trị hoạt động đào tạo của sinh viên. Nhân tố thứ ba có biến B.3.13 là biến dùng để đo lường mức độ “Giám sát” về việc việc tổ chức thực hiện quy chế, quy định trong quản trị hoạt động đào tạo của sinh viên.

d)Kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia vào quản trị hoạt động khoa học và công nghệ

61

và kiểm định Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được kết quả ở bảng sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. 0,595 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 8,721

Df 3

Sig. 0,033

Qua kết quả xử lý có hệ số KMO là 0,595 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết Ho trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp[3]

. Qua kết quả ở Bảng 4.11 (Phụ lục 4, trang 111) rút ra kết luận: Mô hình rút trích được hai nhân tố và cho biết hai nhân tố giải thích được 71,899 % biến thiên của dữ liệu.

Sử dụng Varimax procedure (xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố) có kết quả ở bảng 4.12 (Phục lục 4, trang 111) với kết quả là các biến quan sát có trọng số nhân tố đều > 0,5 [3].

Vậy có 3 biến quan sát trong nhóm biến đo lường mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị hoạt động khoa học và công nghệ không bị loại bỏ và thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp.

- Qua kết quả phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (Bảng 4.12, Phụ lục 4, trang 111) cho thấy có hai nhân tố chính. Trong đó, nhân tố thứ nhất bao gồm các biến B.4.19, B.4.20 là nhóm biến dùng để đo lường mức độ “Tham vấn” của sinh viên trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Nhân tố thứ hai có biến B.4.21

62

là nhóm biến dùng để đo lường mức độ “Giám sát” của sinh viên trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nhà trường.


Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG CĐSP GIA LAI) (Trang 67 -73 )

×