Công tác quản lí thu thuế phải đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thuế thu nhập cá nhân (Trang 28 - 32)

III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 Nguyên nhân

2 Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế tài chính

2.4. Công tác quản lí thu thuế phải đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế

tượng nộp thuế

Kế thừa công tác quản lý thu thuế thu nhập trong Pháp lệnh TNĐVNCTNC, chúng ta thu thuế TNCN như thế nào? Có thể tổ chức thu thuế TNCN ở nước ta qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 phát huy “triệt để” phương pháp khấu trừ tại nguồn như đang áp dụng (tại tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập); giai đoạn 2 được triển khai khi hệ thống ngân hàng chúng ta đủ mạnh và tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua tài khoản cá nhân ở ngân hàng, bắt buộc những người được hưởng thu nhập từ các tổ chức, cá nhân chi trả phải mở tài khoản ở ngân hàng.

Giai đoạn 1: Phát huy “triệt để” phương pháp khấu trừ tại nguồn.

Các yêu cầu:

- Để thực thi thuế TNCN trước hết phải đăng ký mã số thuế cho cá nhân có thu nhập, cá nhân trên 18 tuổi, không phân biệt có thu nhập chịu thuế hay không có thu nhập chịu thuế.

- Cá nhân tự đăng ký mã số thuế và kê khai thuế bằng cách: đến trực tiếp cơ quan thuế; thông qua các công ty tư vấn thuế; hoặc trực tiếp kê khai qua mạng Internet. - Cơ quan thuế cấp mã số thuế và mật khẩu (1 lần) cho cá nhân, sau đó cá nhân tự đổi mật khẩu và tự kê khai thuế hàng tháng thông qua mạnh Internet. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra thuế đối với trường hợp có thu nhập chủ động, và đối chiếu giữa cá nhân tự kê khai với cơ quan chi trả thu nhập kê khai (có hệ thống phần mềm đối chiếu tự động).

- Qui định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ về thuế khấu trừ tại nguồn là cơ quan chi trả thu nhập. Trong năm nếu tổ chức cá nhân chi trả thu nhập không khấu trừ thuế TNCN phải nộp của đối tượng nộp thuế thì cơ quan đó phải nộp bằng tiền của đơn vị mà không được hoạch toán vào chi phí. Ngoài ra còn bị xử phạt vi phạm luật thuế. Đây là vấn đề tồn tại ở Việt Nam trong những năm qua. Mặc dù, trong pháp lệnh thuế TNĐVNCTNC đã quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức chi trả thu nhập, nhưng trong thực tế họ không khấu trừ, khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện cũng không phạt và truy thu thuế.

Thực hiện:

Trong phần thu nhập chịu thuế đã phân loại thu nhập thành thu nhập chủ động và thu nhập thụ động. Thu nhập chủ động là các khoản thu nhập của cá nhân kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng do họ xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế nên khi kê khai nộp thuế họ chủ động nộp tiền vào NSNN. Thu nhập thụ động như là khoản thu nhập do các tổ chức và cá nhân khác chi trả. Vì vậy, để đảm bảo số thu được thu nộp kịp thời nên trong công tác quản lý thu thuế cần áp dụng phương pháp “khấu trừ tại nguồn”. Phương pháp này đã áp dụng tại Việt Nam trong những năm qua trong Pháp lệnh thuế TNĐVNCTNC. Cách thu này đã mang lại hiệu quả do chi phí hành thu ít và số thuế nộp vào NSNN kịp thời. Kế thừa chế độ quản lý này đề nghị điều chỉnh một số qui định sau để phương pháp khấu trừ tại nguồn đạt kết quả tốt hơn.

- Bỏ tỷ lệ trích theo tỷ lệ phần trăm số thu thuế được cho cơ quan chi trả thu nhập vì: Trong thời gian qua áp dụng thuế TNĐVNCTNC ở Việt Nam, để khuyến khích tổ chức cá nhân chi trả thu nhập, các văn bản pháp luật cho phép các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập được hưởng tiền thù lao từ 0,5 đến 1% số tiền thuế phải nộp vào NSNN để chi cho các cá nhân tham gia thu thuế. Tương ứng với cái được của tổ chức và cá nhân là các mất của ngân sách, tỷ lệ này đối với đơn vị có số thuế khấu trừ tại

nguồn ít thì không đáng kể, nhưng đối với đơn vị có số thuế khấu trừ tại nguồn lớn mà chỉ phân phối cho những cá nhân tham gia thu thuế nên đã dẫn đến phân phối không công bằng (vừa được nhận tiền lương, vừa được nhận tiền thù lao mà không phải nộp thuế). Rõ ràng, thuế TNCN với mục đích tạo ra sự công bằng thì khi thực thi lại đẻ ra sự bất công bằng. Do vậy, chúng ta nên bỏ quy định này, coi đó là nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập và được qui định rõ trong Luật thuế.

- Thuế khấu trừ tại nguồn về tính chất là khoản tạm thu trong năm, cuối năm tổng hợp toàn bộ thu nhập và căn cứ vào biểu thuế để xác định số thuế còn phải nộp, sau đó trừ số đã tạm thu trong năm để xác định số thuế cần phải nộp thêm hoặc phải hoàn trả. Như vậy cơ quan chi trả thu nhập hàng tháng có nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế vào NSNN, cá nhân có nghĩa vụ tự kê khai thu nhập hàng tháng và quyết toán thuế với cơ quan thuế.

- Thực hiện quyết toán thu nhập đối với từng cá nhân kể cả cá nhân không phải nộp thuế TNCN, từ đó nắm bắt được thông tin về thu nhập của từng cá nhân, kiểm soát, bao quát các nguồn thu nhập và là cơ sở để công tác hòan thuế được đơn giản, tiết kiệm thời gian. Đồng thời góp phần hạn chế tham nhũng, thu nhập bất chính.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn này được triển khai khi hệ thống ngân hàng chúng ta đủ mạnh và tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua ngân hàng. Lúc đó mọi thu nhập của cá nhân được chi trả thông qua ngân hàng và cơ chế “khấu trừ tại nguồn” được thực hiện tại cơ quan thuế chứ không phải tại cơ quan chi trả thu nhập.

Các yêu cầu:

- Các ngân hàng phải nối mạng liên thông với nhau và với cơ quan thuế, cơ quan thuế mở cho mỗi cá nhân một “tài khỏan cá nhân”.

- Xây dựng hệ thống thu thuế và quyết toán thuế tự động bằng chương trình máy tính, tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa cơ quan thuế và Ngân hàng.

- Từng bước có chính sách, biện pháp hạn chế giao dịch bằng tiền mặt, tập trung mọi thanh toán qua ngân hàng, tiến đến bắt buộc mọi công dân phải mở tài khoản tại ngân hàng. Đây là tiền đề quan trọng để nhà nước kiểm soát được thu nhập của các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi thuế TNCN ở nước ta. Vấn đề này đòi hỏi:

+ Phát triển hệ thống ngân hàng làm dịch vụ thanh toán các loại giao dịch tiền tệ. + Đa dạng hoá các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời cải tiến các thủ tục thanh toán đảm bảo tính chính xác, nhanh gọn.

+ Áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong lĩnh vực thanh toán.

Thực hiện:

Các giao dịch của cá nhân được thực hiện thông qua ngân hàng, cơ quan thuế thông qua “tài khoản cá nhân” sẽ bao quát được tất cả các nguồn thu của cá nhân từ các Ngân hàng. Từ đó cơ quan thuế thực hiện tính thuế và thông báo cho Ngân hàng (Ngân hàng mà người nộp thuế đăng ký để khấu trừ thuế) để Ngân hàng thực hiện thu thuế trực tiếp từ tài khỏan của người nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm chi trả phù lao cho ngân hàng xem như là chi phí hành thu thuế. Ngân hàng nhận phù lao xem như doanh thu dịch vụ ngân hàng và được hạch toán vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập theo qui định.

Cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế thu nhập đối với từng cá nhân theo năm, qua đó cơ quan thuế tiến hành thu thuế bổ sung hoặc hòan thuế cho đối tượng nộp thuế.

Quản lý thu thuế TNĐVNCTNC (hính thức của thuế TNCN) hiện nay ở nước ta hiện nay còn một số bất cập, hiệu quả quản lý thuế còn yếu, chưa công bằng đối với các đối tượng nộp thuế và gây thất thu cho NSNN. Nếu quản lý thuế cứ như hiện nay chắc hẳn mục tiêu công bằng trong nộp thuế và hiệu quả trong thu thuế sẽ không đạt được. Vì vậy, cùng với sự nghiêu cứu và ra đời sắp tới Luật thuế TNCN, chúng ta

cần phải suy nghĩ để tìm ra cách thu thuế hợp lý nhất nhằm nâng cao “hiệu quả” và “công bằng” của Luật thuế này.

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thuế thu nhập cá nhân (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w