III. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 Nguyên nhân
2 Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế tài chính
2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Thuế thu nhập cá nhân có liên quan trực tiếp đến quảng đại quần chúng nhân dân. Vì vậy, phải có chiến dịch tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thường xuyên giải thích, lý giải cặn kẽ các vấn đề liên quan cho công chúng hiểu chủ trương chính sách thuế của Đảng và Nhà nước. Phải làm cho nhân dân hiểu tầm quan trọng của hệ thống thuế trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO. Sự kiện này đã tác động trực tiếp đến uy tín hoạt động của các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn, nên chính họ yêu cầu từng cá nhân tự giác chấp hành luật của nước sở tại về việc thực hiện chặt chẽ việc kê khai thu nhập và nộp thuế thu nhập cá nhân. Đó cũng là cơ sở, là thông lệ quốc tế đòi hỏi các thành viên WTO phải thực hiện theo thông lệ chung, nhất là thuế thu nhập cá nhân.
Việc tuyên truyền, giải thích không chỉ dừng ở phạm vi trong nước mà còn phải tuyên truyền kinh nghiệm của các nước trên thế giới thế nào, ta học được gì và nên thực hiện ra sao cho có hiệu quả.
Năm 2005 thuế thu nhập cá nhân của Nhật Bản chiếm tới 30% tổng thu ngân sách của Nhật Bản, cao hơn bất kỳ số thu từ các sắc thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp (chiếm 25%), thuế giá trị gia tăng (chiếm 23%). Mặc dù mức thuế thu nhập cá nhân của Nhật Bản thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển, nhưng cũng thấy đó là một con số lý tưởng. Có lẽ Việt Nam đã hội nhập thì phải học cách làm của các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản, chúng ta kết hợp kinh nghiệm thu được áp dụng vào điều kiện cụ thể của mình, chọn và loại trừ những đặc thù, muốn vậy phải làm tốt từ khâu vận động và tuyên truyền để được
sự đồng thuận cao, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người cùng tham gia từ khâu xây dựng luật đến triển khai thực hiện./..