Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty Thơng mại xuất nhập khẩu Hà Nội trong thờ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội.doc (Trang 33 - 37)

công ty Thơng mại xuất nhập khẩu Hà Nội trong thời gian qua

1. Những mặt đạt đợc

Nh vậy, công ty Thơng mại xuất nhập khẩu Hà Nội đợc thành lập từ những năm 1980 trong điều kiện nền kinh tế đất nớc có nhiều biến đổi, các cơ chế, chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh nhng cũng đem lại nhiều rắc rối, bất trắc và khó khăn trong cạnh tranh đối với công ty. Tuy nhiên, với sự cố gắng không ngừng của Ban giám đốc, sự quan tâm của Sở thơng mại Hà nội và tinh thần đoàn kết, gắn bó, nhiệt tình, tâm huyết với nghề của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã vợt qua khó khăn và đạt đợc những thành tựu to lớn

- Tổng doanh thu và doanh thu thuần hầu nh tăng nhanh qua các năm. Năm 2002 doanh số đạt 217 tỷ, tăng 254% so với năm 1999. Điều đó cho thấy uy tín của công ty không ngừng phát triển trên thị trờng, đó là cơ sở để công ty hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đợc giao, tích luỹ vốn và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên cũng nh các công tác công tác nhân đạo xã hội khác.

- Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu tăng lên qua các năm . Năm 2002 kim nghạch xuất khẩu đạt 1389000 USD tăng 288% so với năm 1999, kim nghạch nhập khẩu đạt 71358 triệu đồng tăng 154% so với năm 1999 thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển

- Trong hoạt động xuất nhập khẩu , cơ chế quản lý, giao dịch, phơng thức kí kết , thanh quyết toán hợp đồng của công ty đợc thực hiện nề nếp. Do đó các hợp đồng kinh doanh đợc thực hiện oan toàn hiệu quả, không xảy ra tranh trấp, khiếu kiện gây ảnh hởng nghiêm trọng dến uy tín cũng nh kết quả kinh doanh của công ty .

- Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên qua các năm đều tăng. Năm 2002 thu nhập bình quân tháng là 1.300.000 đồng, tăng 186% so với năm 1999, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đảm bảo đời sống, phấn khởi, tin tởng vào khả năng kinh doanh của mình và công ty

- Ngoài ra Công ty thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình đối với Nhà nớc, thực hiện tốt phong trào thi đua lao động sản xuất, chăm lo đời sống cho ngời lao động và hoạt động xã hội. Năm 2002 Công ty đã trích từ lợi nhuận ủng hộ đồng bào bão lụt, xây nhà tình nghĩa với tổng giá trị là 24.850.000 đồng.

2. Một số tồn tại của công ty

Bên cạnh những kết quả đạt đợc nêu trên, hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng của công ty thơng mại xuất nhập khẩu Hà nội cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần sớm khắc phục

- Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty trong giai đoạn vừa qua

+ Về thị trờng xuất khẩu:

Thị trờng xuất khẩu của công ty cha có gì đặc biệt, vẫn là những thị trờng truyền thống và chủ đạo của hầu hết các công ty tham gia xuất khẩu ở Việt nam. Công ty cha thâm nhập và chiếm lĩnh đợc thị trờng mới nhiều tiềm năng nh Tây Âu, Mỹ, Châu Phi... mà mới chỉ bó hẹp trong một số nớc nhất định

+ Về mặt hàng xuất khẩu:

Những mặt hàng xuất khẩu của công ty đều là những mặt hàng có lợi thế sẵn có ở Việt nam. Những mặt hàng này còn dàn trải, cha có mặt hàng chủ đạo. Xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mà mặt hàng này chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố thiên nhiên gây ra sự không ổn định trong xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng này cũng là những mặt hàng của rất nhiều công ty xuất khẩu khác dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, bị

khách hàng nớc ngoài ép giá dẫn đến hậu quả không nhỏ trong quá trình kinh doanh.

- Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty

Tuy trong hoạt động nhập khẩu công ty có giao dịch với trên 30 nớc nhng đôi khi do chủ quan cho rằng những đối tác này là quen thuộc và tin tởng lẫn nhau, khi bớc vào bàn đàm phán lại không chuẩn bị tốt các thông tin nên nhiều khi bị đối tác đa vào thế bí. Mặt khác, do vị thế của công ty còn nhỏ bé, lại mua với số lợng nhỏ nên thờng chịu những thiệt thòi nh ép cấp, ép giá, không mua bảo hiểm. Điều này làm giảm kết quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung.

+ Về mạng lới tiêu thụ sản phẩm: còn nhỏ hẹp, mới chỉ trong phạm vi thành phố Hà nội. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng kinh doanh với các cửa hàng còn thụ động, cha đợc bố trí khoa học, gay ra hiện tợng thụ động trong kinh doanh,thậm chí còn xảy ra hiện tợng các cửa hàng bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

+ Ngoài ra tổ chức bộ máy quản lý cha phù hợp, còn có sự trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động nên cha phát huy hết khả năng của bộ máy.

3. Nguyên nhân của các tồn tại

- Nguyên nhân chủ quan

+ Thiếu vốn: Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Vì vậy đồng lãi do công ty làm ra đã rơi phần lớn vào lãi suất tiền vay, do đó hạn chế việc công ty đầu t vào xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi kinh doanh.

+ Thiếu thông tin: Tuy phòng kế hoạch thị trờng có nhiệm vụ nghiên cứu thị trờng nhng do mới thành lập nên việc thu thập xử lý cũng nh chất lợng thông tin còn yếu kém, chậm so với đối tác dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh.

+ Trình độ cán bộ công nhân viên cha đáp ứng đợc yêu cầu. Tính năng động, chủ động cha theo kịp đợc với tình hình kinh doanh hiện nay. Cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị trái ngành, trái nghề, khâu quyết toán thanh lý hợp đồng còn yếu kém. Đôi khi nhân viên còn mang tính ỷ lại, phong cách làm việc còn nặng dấu ấn hành chính bao cấp.

+ Các công cụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cha đợc đầu t thoả đáng. Hiện nay công ty mới chỉ đầu t máy fax và máy điện thoại để phục vụ cho việc khai thác và trao đổi thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh. Công ty cha có hệ thống nối mạng Internet, cha có phơng tiện thuận lợi cho việc đi lại.

- Nguyên nhân khách quan

+ Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nớc ta còn cha đồng bộ, hay thay đổi đã gây ra những khó khăn trở ngại cho hoạt động kinh doanh của công ty

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nớc ta cha phát triển nh: Hệ thống thông tin liên lạc mặc dù đã đợc trang bị hiện đại nhng cớc phí còn đắt; Giao thông vận tải còn lạc hậu, đặc biệt là hệ thống tầu thuyền, bến bãi của nớc ta đã quá cũ, không đảm bảo vận chuyển hàng hoá an toàn.

+ Các cơ quan chức năng của Nhà nớc do các thủ tục còn chồng chéo nên các cán bộ lãnh đạo thờng gây khó khăn trong các hoạt động nh xin giấy phép nhập khẩu, các thủ tục hải quan cũng nh hàng loạt các giấy tờ văn bản khác

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những yếu điểm tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời gian tới để cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, ban lãnh đạo công ty cần có các biện pháp khắc phục kịp thời những yếu điểm trên, đồng thời phát huy những thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội.doc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w