Giai đoạn 2010-2011: Bước tiến đột phá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐƯA RA ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN (Trang 34 - 51)

Điều chỉnh chiến lược kinh doanh để thích nghi với tình hình tài chính khó khăn:

Năm 2011 được coi là năm khó khăn với ngành vật liệu xây dựng (VLXD). Bên cạnh đó, tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản càng làm cho sức mua của thị trường VLXD chậm hẳn lại. Vì thế ngay từ đầu năm 2011, Tập đoàn Hoa Sen có một thay đổi lớn trong chiến

lược kinh doanh bằng việc quyết định rút khỏi mảng kinh doanh bất động sản và tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là sản phẩm thép. Đồng thời, Hoa Sen đã chuyển nhượng để rút hết vốn ra khỏi các dự án bất động sản đã đầu tư ở những năm trước đây. Đây là một quyết định rất tỉnh táo trong bối cảnh thị trường bất động sản không mấy khả quan như hiện nay. Do nắm bắt tình hình thị trường và đưa ra những quyết định kịp thời nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Hoa Sen trong năm 2011 khá thuận lợi.

Khác với chiến lược kinh doanh của các công ty khác, chiến lược kinh doanh của Hoa Sen, chính là ở hệ thống phân phối và quy trình sản xuất khép kín. Hiện Hoa Sen có tới 100 chi nhánh trên khắp cả nước, nhờ vậy mức tăng trưởng bình quân trong ba năm gần đây (2009-2011) của công ty luôn đạt 54%/năm. Bên cạnh hệ thống phân phối, quy trình sản xuất khép kín, từ sản xuất thép cán nguội, là nguyên liệu đầu vào cho các dây chuyền sản xuất tôn mạ, ống thép, xà gồ thép... giúp cho nhà sản xuất kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bảo đảm cung cấp sản phẩm theo chất lượng cam kết cho khách hàng. Ngoài ra, còn tạo điều kiện để tập đoàn Hoa Sen giảm chi phí sản xuất, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá.

Hiện nay, sản phẩm của tập đoàn Hoa Sen không chỉ mạnh ở thị trường trong nước, mà còn khẳng định được chỗ đứng khá tốt ở thị trường nước ngoài. Mỗi tháng Hoa Sen xuất khẩu trung bình khoảng 12 - 15 nghìn tấn sản phẩm, chiếm một phần tư tổng sản lượng tiêu thụ của Tâp đoàn. Các thị trường xuất khẩu của Hoa Sen gồm Nhật Bản, Australia… Vì vậy, trong thời gian 2012-2015, Hoa Sen đang có kế hoạch đầu tư tiếp cho Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ để nâng công suất thép cán nguội của Tập đoàn lên 1,2 triệu tấn/năm và công suất mạ lên 1 triệu tấn/năm để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Yếu tố vĩ mô:

Năm 2011 là năm chứng kiến nhiều diễn biến khó lường của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Đối với kinh tế Việt Nam, những bất ổn của các yếu tố kinh tế vĩ mô cùng với tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đã làm cho các doanh nghiệp trong nước lâm vào tình cảnh điêu đứng, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc đứng bên bờ vực phá sản.

Các nguyên nhiên phụ liệu đầu vào (thép cán nóng, kẽm, hợp kim nhôm - kẽm, sơn, xăng dầu, gas, điện, ...) đều tăng giá cộng với tỷ giá ngoại tệ tăng làm cho chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ chặt chẽ và cắt giảm đầu tư công làm cho nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên giá bán không tăng tương ứng với chi phí sản xuất dẫn đến sụt giảm tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu; (ii) Lãi suất tăng mạnh và thị trường chứng khoán suy giảm làm cho phương án phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu không thực hiện được, buộc Công ty phải đi vay vốn ngân hàng dẫn đến chi phí lãi vay tăng mạnh.

Yếu tố nội vi:

- Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ chính thức được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 08/8/2011. Đây là nhà máy sản xuất tôn mạ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại; ứng dụng công nghệ hiện đại nhất trong ngành tại Việt Nam; được đầu tư với chi phí thấp nhất và thi công trong thời gian nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

- Với doanh thu xuất khẩu vượt mốc 101 triệu USD, Tập đoàn Hoa Sen trở thành một trong những nhà xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á.

- Tháng 9/2011, Tập đoàn Hoa Sen khai trương chi nhánh phân phối - bán lẻ thứ 106 , góp phần gia tăng năng lực bán hàng và lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Tập đoàn.

Kết quả kinh doanh:

Trong niên độ tài chính 2010 - 2011, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục khẳng định vị thế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôn mạ số 1 Việt Nam. Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ chính thức được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 08/8/2011. Đây là nhà máy sản xuất tôn mạ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại; ứng dụng công nghệ hiện đại nhất trong ngành tại Việt Nam; được đầu tư với chi phí thấp nhất và thi công trong thời gian nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Trong niên độ tài chính vừa qua, nhờ định hướng lại hoạt động và bổ sung nhân sự bộ phận xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước, doanh thu xuất khẩu đã có bước tăng trưởng đột phá, vượt mốc 100 triệu USD giúp Tập đoàn trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á. Thành tích trên đã góp phần đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu tôn mạ trở thành nước xuất khẩu tôn mạ trong khu vực, góp phần làm giảm thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia. Bên cạnh đó, tiếp nối thành công của chiến lược "mua tận gốc, bán tận ngọn" thông qua hệ thống chi nhánh phân phối, Tập đoàn thành lập thêm 13 chi nhánh, nâng tổng số chi nhánh lên con số 106. Sự thành công trong hoạt động xuất khẩu và bán lẻ là cơ sở để Tập đoàn tiếp tục khẳng định vị thế là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôn mạ lớn nhất Việt Nam.

Năm 2010, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư đồng bộ hệ thống trộn trung tâm, hệ thống dây chuyền sản xuất ống nhựa của hãng Battenfeld - Cincinnati công nghệ Châu Âu và phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Nhật Bản nhằm mang đến người tiêu dùng sản phẩm ống nhựa chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.

Năm 2011, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục đầu tư hai dây chuyền cán nguội và khánh thành giai đoạn 1, Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ. Đây là nhà máy sản xuất tôn mạ với hệ thống dây chuyền, thiết bị đồng bộ, hiện đại, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm và thể hiện trách nhiệm xã hội, Tập đoàn đã áp dụng và duy trì bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 về Hệ thống quản lý chất lượng; thực hành nghiêm ngặt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường; thực hiện bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000 về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Trong NĐ 2010-2011, HSG đã đặt ra kế hoạch kinh doanh với 3 phương án khác nhau nhưng khi thực hiện chỉ đạt được phương án có các chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ, doanh thu, và lợi nhuận thấp nhất. Cụ thể, công ty đã đạt được sản lượng tiêu thụ 381.999 tấn (tăng 45% yoy, vượt 19% KH), doanh thu đạt 8.166 tỷ đồng (tăng 67% yoy, vượt 36%KH), và LNST đạt 160 tỷ đồng (giảm 24% yoy, vượt 7%KH). Sở dĩ LNST hợp nhất chỉ đạt được phương án có các chỉ tiêu thấp nhất là do tác động tiêu cực của các yếu tố khách quan như giá nguyên nhiên liệu đầu vào như thép cán nóng, kẽm, sơn, xăng, dầu, điện... đều tăng giá cộng với tỷ giá ngoại tệ tăng đã làm cho

chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, thị trường bất động sản trầm lắng làm cho nhu cầu tiêu thụ thép cũng như tôn mạ giảm mạnh nên giá bán không thể tăng tương ứng với chi phí sản xuất dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận. Ngoài ra, do lãi suất cho vay ở mức cao và thị trường chứng khoán suy giảm trong năm 2011 đã làm cho phương án phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu của HSG không thực hiện được, đã buộc công ty phải vay vốn ngân hàng dẫn đến chi phí lãi vay tăng mạnh.

Do nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh cùng với chi phí sản xuất tăng buộc các doanh nghiệp thép nhỏ phải thu hẹp sản xuất hoặc giảm công suất sản xuất nên thị phần bị thu hẹp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thép lớn như HSG gia tăng thị phần. Trong năm 2011, thị phần tôn mạ của Hoa Sen tăng 3,5% yoy, giữ vững vị thế số 1 về thị phần tôn mạtrong nước với 37,2% thị phần. Riêng mảng ống thép,thị phần đã tăng 2,4% yoy, chiếm 10,3% thị phần ống thép trong nước, đưa Hoa Sen vào top 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị phần ống thép trong nước sau 3 năm đưa sản phẩm ra thị trường.

Các hệ số thanh toán của HSG trong những năm gần đây liên tục giảm do công ty gia tăng vay nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 1.000 tỷ so với năm 2010). Tỷ số thanh toán hiện thời giảm xuống 0,9 trong năm 2011 từ mức 1,0 trong năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh cũng giảm tương ứng từ 0,4 xuống 0,3. Mặc dù tồn kho lớn nhưng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng, thể hiện qua số vòng quay hàng tồn kho được cải thiện từ 3,4 trong năm 2010 lên 4,1 trong năm 2011, cho thấy HSG đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn.

Tài sản của HSG chủ yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ phải trả trên VCSH đã tăng mạnh từ mức 1,7 trong năm 2010 lên 2,3 trong năm 2011, làm cho chi phí tài chính gia tăng. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ là rất lớn khoảng 85% và có thể tiếp tục gia tăng khi công ty tiến hành triển khai giai đoạn 2 nhà máy tôn Hoa Sen Phú Mỹ.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong những năm qua rất cao trên 60%/năm, công ty cũng đã liên tục gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc, mở rộng hệ thống phân phối… nên giá trị tổng tài sản cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động lại không tương xứng khi lợi nhuận sụt giảm đã làm cho các tỷ số sinh lợi giảm sút. Các tỷ suất lợi nhuận ròng, ROA, ROE của năm 2011 đã giảm xuống 2,0%, 3,1%, và 9,2% từ mức 4,4%, 4,7%, và 12,6% của năm 2010.

4.1.3. Giai đoạn 2011-2012: Phát triển bền vững Yếu tố vĩ mô

- Nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục giảm mạnh: do chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, trong đó có siết tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, cắt giảm đầu tư công… trong năm 2012 nên ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép, tiếp tục rơi vào trạng thái trầm lắng.

- Thêm khó khăn vì điện: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá điện cho ngành thép, hiện nay, công suất sản xuất thép trong nước đã vượt gấp đôi so với nhu cầu, lượng thép tồn kho lớn, trong khi sức tiêu thụ của thị trường thép trong nước đang rất thấp thì hướng xuất khẩu thép là giải pháp tất yếu để tránh tồn kho. Như vậy, với lượng thép xuất khẩu còn khiêm tốn như hiện nay thì việc hạn chế xuất khẩu thép để tránh tổn hao điện năng là điều không khả thi.

- Năm 2012 cũng chứng kiến sự đuối sức của các doanh nghiệp sau một thời gian dài phải sống chung với khủng hoảng với con số doanh nghiệp giải thể và phá sản đ. lên tới hàng chục ngàn doanh nghiệp.

Yếu tố vi mô

- Giá thép thành phẩm đang chịu nhiều áp lực tăng giá trong khi nhu cầu tiêu thụ thấp.

- Khó khăn trong khai thác thị trường xuất khẩu khi hàng loạt các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang có động thái sử dụng các biện pháp bảo hộ hàng sản xuất trong nước.

Yếu tố nội vi

- Thành lập thêm 02 chi nhánh phân phối - bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh phân phối - bán lẻ lên 108.

Kết quả kinh doanh

So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong NĐTC 2011 – 2012 với kế hoạch.

Kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2011-2012, Tập đoàn Hoa Sen về cơ bản đ. hoàn thành kế hoạch sản lượng tiêu thụ và doanh thu, theo đó các chỉ tiêu trên lần lượt đạt 98,5% và 99,6%. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, niên độ vừa qua Tập đoàn đ. hoàn thành vượt kế hoạch với con số 368 tỷ đồng, đạt 153,3% so với kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra.180 triệu USD doanh thu, chiếm 37,2% tổng doanh thu của Tập đoàn, cùng với hệ thống chi nhánh phân phối với 40% doanh thu trở thành hai kênh tiêu thụ chủ lực của Tập đoàn Hoa Sen. Việc kênh xuất khẩu phát triển mạnh đ. giúp ổn định một phần nhu cầu ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên vật liệu của Tập đoàn, giảm thiểu được rủi ro biến động tỷ giá.

So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh NĐTC 2011 – 2012 với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh NĐTC 2010 – 2011

- Chi phí tài chính của Tập đoàn giảm đáng kể so với niên độ trước, trong đó chủ yếu là giảm chi phí chênh lệch tỷ giá nhờ những nỗ lực b.nh ổn tỷ giá của Chính phủ thời gian qua nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

- Bên cạnh đó, tỷ suất l.i gộp trên doanh thu của Tập đoàn trong niên độ vừa qua đã tăng đáng kể so với niên độ 2010-2011 (từ 12,9% lên 13,9%). Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào biến động hết sức phức tạp dưới tác động của tình hình kinh tế thế giới thời gian qua, Tập đoàn tận dụng được những lợi thế cạnh tranh cũng như uy tín thương hiệu để ổn định giá bán, đảm bảo mức lợi nhuận. Ngoài ra, việc thay đổi cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng có mức lợi nhuận cao cũng góp phần nâng cao tỷ suất lãi gộp trên doanh thu của Tập đoàn, qua đó giúp Tập đoàn Hoa Sen đạt mức lợi nhuận sau thuế ấn tượng như trên.

Thị phần tôn mạ

Niên độ tài chính 2011-2012, kênh xuất khẩu của Tập đoàn có bước tiến lớn với việc xuất khẩu gần 180.000 tấn sản phẩm, mang về doanh thu xấp xỉ 180 triệu USD, tương đương 37,2% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn.

Kết quả hoạt động kinh doanh của HSG giai đoạn 2009-2013

STT CHỈ TIÊU NĂM (KẾT THÚC NĂM TÀI CHÍNH: 30/09)

2009 2010 2011 2012 2013 (31/03/2013)

1 Doanh thu 2,836,386,675,588 4,912,610,384,192 8,179,487,707,829 10,110,988,306,667 5,301,937,290,417

Các khoản giảm

trừ doanh thu (4,967,409,587) (13,429,851,006) (13,501,096,775) (23,032,075,122) (5,689,357,101)

2 Doanh thu thuần 2,831,419,266,001 4,899,180,533,186 8,165,986,611,054 10,087,956,231,545 5,296,247,933,316

3 Giá vốn hàng bán (2,276,099,635,609) (3,968,224,548,046) (7,110,055,086,800) (8,682,822,005,970) (4,434,864,070,916) 4 Lợi nhuận gộp 555,319,630,392 930,955,985,140 1,055,931,524,254 1,405,134,225,575 861,383,862,400 5 Chi phí bán hàng (116,432,381,073) (209,477,229,128) (308,909,934,516) (386,396,571,842) (209,733,720,794)

6 Chi phí quản lý doanh nghiệp (98,116,034,240) (148,691,601,966) (189,005,431,707) (261,226,742,015) (144,658,315,246)

7 Doanh thu hoạt động tài chính 14,227,334,928 24,103,464,903 48,951,041,047 48,591,843,754 11,973,257,038

8 Chi phí tài chính (166,403,032,123) (372,873,198,649) (457,975,718,659) (409,241,900,486) (117,334,711,145)

9 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 188,595,517,884 224,017,420,300 148,991,480,419 396,860,854,986 401,630,372,253 10 Thu nhập khác (số thuần) 11,704,101,351 27,884,256,150 19,484,318,511 14,695,502,061 3,079,589,709 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 200,299,619,235 251,901,676,450 168,475,798,930 411,556,357,047 404,709,961,962 14 Chi phí thuế TNDN hiện hành (7,351,204,479) (38,773,640,483) (11,195,790,606) (43,377,160,455) 51,706,539,549

15 Chi phí thuế TNDN hoãn lại (3,587,013,424) 2,251,175,546 2,888,366,577 (75,828,704)

16

Lợi nhuận sau

thuế TNDN 189,361,401,332 215,379,211,513 160,168,374,901 368,103,367,888 353,003,422,413

17

Lãi cơ bản trên

cổ phiếu 3,323 2,241 1,622 3,761 3,642

SO SÁNH SỐ LIỆU TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Mã số CHỈ TIÊU

NĂM (KẾT THÚC NĂM TÀI CHÍNH: 30/09)

2009 2010 2011 2012 2013 (31/03/2013)

TÀI SẢN

100 Tài Sản Ngắn Hạn 1,208,474,740,581 2,302,873,881,552 3,070,651,036,971 2,606,071,890,530 3,524,258,790,159

110 Tiền và các khoản tương đương tiền 47,653,614,415 50,162,949,043 128,408,998,636 67,431,992,847 162,340,406,587

111 Tiền 47,653,614,415 50,162,949,043 128,408,998,636 67,431,992,847 162,340,406,587

120 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3,975,059,008

121 Đầu tư ngắn hạn 3,975,059,008

130 Các khoản phải thu ngắn hạn 298,978,339,425 561,336,612,666 632,788,578,046 757,901,543,650 502,255,954,036

131 Phải thu khách hàng 166,640,183,049 324,687,042,256 464,096,658,842 607,105,628,000 375,470,195,327

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐƯA RA ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN (Trang 34 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w