Xuất phát triển chính sách tạo khung pháp lý cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển:

Một phần của tài liệu tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở việt nam (Trang 29 - 34)

nghiệp phát triển:

Quá trình phát triển chính sách gồm một số bước sau:

+ Xác định mục tiêu chính sách chung: Các chính sách phải cụ thể hóa và công bố các mục tiêu chung để định hướng cho nỗ lực quản lý rủi ro nông nghiệp. Ví dụ, ưu tiên cho đầu tư sẽ khác nếu các mục tiêu chính sách nhấn mạnh vào việc củng cố nền kinh tế nông thôn, tạo điều kiện phát triển các chính sách theo định

hướng thị trường, bảo vệ các nông hộ tránh khỏi các cú sốc về thu nhập, cung cấp mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo.

+ Phát triển Luật Bảo hiểm Nông Nghiệp. Chỉ sau khi tích lũy kinh nghiệm với những sản phẩm cụ thể và cải thiện tầm nhìn chính sách , Luật Bảo Hiểm Nông nghiệp mới được phát triển. Việc xây dựng Luật Bảo Hiểm Nông Nghiệp quá sớm sẽ dấn tới khả năng phạm sai lầm cao. Luật Bảo Hiểm Nông Nghiệp có hiệu quả nhất khi đóng vai trò là khung pháp lý tạo điều kiện cho thị trường đáp ứng

được nhu cầu ở địa phương;

+ Nâng cao năng lực. Trong quá trình phát triển mục tiêu chính sách, tiến hành công tác đánh giá rủi ro, và hình thành khung quản lý rủi ro nông nghiệp ban đầu, những thiếu sót trong năng lực quốc gia hiện nay để hỗ trợ phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp sẽ trở nên rõ ràng . Thông thường những thiếu sót này chủ yếu có liên quan đến hoạt động hỗ trợ và điều phối hệ thống thông tin để toàn bộ xã hội có thể sử dụng được và hỗ trợ quá trình phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Một hệ thống như vậy cũng tăng cường tính hiệu quả của cơ chế chính sách nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu ở địa phương và đối phó với rủi ro luôn thay đổi.

Việc việc cần làm trước hết để triển khai bảo hiểm nông nghiệp là chính phủ phải phát triển các chính sách bảo hiểm nông nghiệp phù hợp và hiệu quả để tạo môi trường thuận lợi để tiến hành triển khai bảo hiểm mặt khác việc tham gia ngay từ đầu của chính phủ sẽ giúp đem lại những hiệu quả lâu dài. Ví dụ, trong khi trợ cấp nông nghiệp có vẻ hữu ích, cần phải cân nhắc kỹ ảnh hưởng lâu dài của các lựa chọn trợ cấp khác nhau. Những trợ cấp mà gắn liền với phí bảo hiểm sẽ tăng trưởng tỷ lệ thuận với doanh thu, khiến cho việc trợ cấp không mang tính bền vững về lâu về dài.

Vì mục tiêu bền vững của thị trường bảo hiểm, tốt nhất chính phủ nên đóng vai trò là người điều phối và không trực tiếp tham gia cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Cụ thể hơn, chính phủ có thể làm các việc sau:

• Cải thiện môi trường quy định pháp luật; • Cải thiện hệ thống dữ liệu và thu thập dữ liệu;

• Tập huấn đào tạo về việc sử dụng bảo hiểm nông nghiệp; • Phát triển sản phẩm;

• Giúp bảo hiểm nông nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế

3.3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm nông nghiệp:

Đối với người dân, phải thông tin đầy đủ thế nào là BHNN, tại sao, nên tham gia, đối tượng nào được tham gia, công ty nào trực tiếp giúp thực hiện BHNN, thủ tục ra sao, cơ quan nào tư vấn giúp đỡ, để được bảo hiểm bồi thường thì phải làm sao, khi sự cố xảy ra, nếu xảy ra tranh chấp, báo cho ai, ai thụ lý.

Chỉ khi thành viên ban chỉ đạo, tổ công tác ở các cấp hiểu sâu thì mới hướng dẫn cho dân được và người dân hiểu sâu thì mới nắm rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình…

Chỉ khi người nông dân thực sự hiểu được quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm thì mới có thể đẩm bảo được sự thành công của việc triể khai bảo hiểm nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Nếu xét về tiềm năng thì thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam là một thị trường lớn và có khả năng khai thác, đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải có kế hoạch triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trong thời gian tới. Tuy nhiên do đặc thù sản xuất nông nghiệp Việt Nam gây khó khăn cho việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm truyền thống do vậy để khai thác được thị trường bảo hiểm nông nghiệp nước ta vấn đề đặt ra là cần thiết phải thiết kế được sản phẩm bảo hiểm phù hợp với từng vùng sinh thái và tập quán canh tác vùng miền. Việc đa dạng hóa sản phẩm cũng phải được đặt ra để người tham gia bảo hiểm dễ dàng lựa chọn. Trong qua trình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta vai trò của Nhà nước là không thể thiếu được, nhà nước tạo ra khung pháp lý để bảo hiểm nông nghiệp có thể triển khai được thuận tiện.

Bài viết đề cập đến một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta. Em rất hy vọng đã đưa ra được một số đóng góp thiết thực cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cần thiết và quan trọng này ở nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định 135/QD-TTG ngày 01/03/2011 của Thủ tướng hính phủ. 2. Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT

3. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân

4. Agicultural insurance – tác giả Ramiro Iturrioz – trong bộ primer series on insurance issue 12, tháng 12 năm 2009

5. Phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam bốn cẩm nang đào tạo – tác giả Jerry Skees, Jason Hartell, Anne Murphy và Benjamin Collier – biên dịch Nguyễn Duy Linh.

Một phần của tài liệu tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở việt nam (Trang 29 - 34)