Xuất về thiết kế sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở việt nam (Trang 26 - 29)

Tổng kết cho thấy bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hoạt động kém hiệu quả và các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp được rất ít người nông dân mua. Mặc dù nhu cầu về thị trường là rất cao, nhưng để phát triển được thị trường lại là một công việc đầy khó khăn. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy chi phí để cung cấp

sản phẩm MPCI ( bảo hiểm cây trồng đa thảm họa) là rất lớn. Điều này đặc biệt đúng cho trường hợp của Việt Nam - một quốc gia có nền nông nghiệp lớn, nhưng đại đa số là nông hộ nhỏ. Tổng kết lại những hạn chế và kinh nghiệm với các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp truyền thống giúp rút ra những nguyên tắc chủ đạo định hướng cho sự phát triển những chính sách bảo hiểm nông nghiệp hiệu quả. (Skees và các tác giả, 2006).

Trong giai đoạn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp 2011-2013 các nhà bảo hiểm triển khai bảo hiểm theo chỉ số tức là bảo hiểm theo chỉ số thời tiết hoặc chỉ số sản lượng. Đây là một bước thay đổi trong việc triển khai Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam và hứa hẹn sẽ đem lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên để việc triển khai bảo hiểm được thành công thì việc hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Hoàn thiện được sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất ừng vùng miền giúp cho chông tác quản lí rủi ro được hiệu quả.

Trong việc thiết kế sản phẩm cần quan tâm:

+ Rủi ro tương đối có thể khác nhau phụ thuộc vào từng vụ mùa và từng khu vực, và sự khác biệt trên của rủi ro tương đối phải được tính đến trong mức phí bảo hiểm. Nếu không làm được điều này sẽ dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giữa những người mua bảo hiểm và tình trạng phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Trong điều kiện tốt nhất, các hãng bảo hiểm phải phân loại mức độ rủi ro theo từng người nông dân. Tuy nhiên, ít nhất mức phí bảo hiểm cũng phải thể hiện được sự khác biệt của mức độ rủi ro phụ thuộc vào từng loại vụ mùa, từng khu vực và từng phương thức canh tác khác nhau (ví dụ cần phân biệt vụ mùa cần tưới tiêu với vụ mùa không cần tưới tiêu), và từng loại đất khác nhau. Nếu tất cả người nông dân mua sản phẩm bảo hiểm với cùng một mức phí, lựa chọn đối nghịch là điều không thể tránh khỏi;

+ Người nông dân sử dụng nhiều chiến lược quản lý rủi ro khác nhau. Các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp phải được phát triển và trở thành công cụ hỗ trợ cho các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả đang được sử dụng;

+ Do người nông dân sử dụng nhiều chiến lược quản lý rủi ro khác nhau nên một số người không muốn (hoặc không cần) bảo hiểm. Bảo hiểm nông nghiệp bắt buộc cũng chỉ làm gia tăng rủi ro đạo đức và rủi ro tài chính của chính dự án bảo hiểm đó;

+ Quản lý rủi ro luôn là một công việc tốn kém và chi phí quản lý này nên do những người chịu rủi ro gánh để duy trì được động lực và hiệu quả quản lý;

+ Một số thảm họa không thể bảo hiểm được do chúng xảy ra quá thường xuyên;

+ Với những rủi ro có thể bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm phải được điều chỉnh cho phù hợp với những đặc tính rủi ro của thảm họa đó;

+ Khi phát triển sản phẩm bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải nhận thức rõ khả năng xảy ra lựa chọn đối nghịch. Phân loại rủi ro hiệu quả (được gọi là “xác định mức bảo hiểm”) đóng vai trò quan trọng đối vơi thành công lâu dài của sản phẩm bảo hiểm;

+ Khi phát triển sản phẩm bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải nhận thức rõ rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Cần phải đảm bảo rằng người nông dân mua bảo hiểm không thể thực hiện những hành vi gây thiệt hại để nhận tiền bảo hiểm hoặc làm gia tăng mức độ thiệt hại.

+ Khi phát triển sản phẩm bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải có đầy đủ thông tin và số liệu để tính toán mức phí bảo hiểm. Bản chất của rủi ro càng không chắc chắn bao nhiêu thì chi phí đưa vào phí bảo hiểm càng lớn bấy nhiêu;

+ Sản phẩm bảo hiểm đưa ra phải nhằm bảo vệ người nông dân trước những rủi ro độc lập. Các công cụ của thị trường vốn lại phù hợp nhất với những rủi ro tương quan. Khi thảm họa vừa không mang tính độc lập vừa không mang tính

tương quan thì cần phải kết hợp giữa bảo hiểm với các công cụ của thị trường vốn; và Các cơ quan chủ quản phải đảm bảo rằng các hãng bảo hiểm tiếp cận được đủ nguồn vốn dự phòng. Tỷ lệ tổn thất củaMPCI có thể cao hơn tỷ lệ của những dòng sản phẩm bảo hiểm khác - đặc biệt là khi có những tổn thất tương quan về không gian do những hiện tượng thời tiết như hạn hán hoặc bão gây ra. Số vốn cần thiết phải được tính toán dựa trên những đánh giá rủi ro kỹ lưỡng, để xác định tỷ lệ tổn thất PML.

Cần đa dạng hóa các phương thức bảo hiểm cho phù hợp với nền nông nghiệp của nước ta. Hình thức bảo hiểm theo chỉ số ví dụ như theo mực nước sông, nếu mực nước lên cao quá mức thì bà con sẽ được hưởng sự hỗ trợ khi mực nước sông đó gây hại cho sản xuất, chẳng hạn lụt lội. Ưu điểm là tiến hành trên diện rộng, tranh được trục lợi. Như cách truyền thống thì các doanh nghiệp không đánh giá được mức thiệt hại thực sự của nông dân nên khó bồi thường gây rạn nứt mối quan hệ giữa 2 bên. Tuy nhiên để xây dựng được bộ chỉ số đánh giá như trên phải bỏ ra công sức rất lớn để nghiên cứu về thời tiết, về môi trường… . Nên phối kết hợp các loại hình khác nhau để áp dụng cho từng vùng miền, từng sản phẩm đặc thù để phù hợp nhiều hơn với người nông dân.

Một phần của tài liệu tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở việt nam (Trang 26 - 29)