Công nghệ nuôi cấy tế bào sừng da tự thân trong điều trị bỏng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG (Trang 37 - 39)

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN VỌNG

3.2.3.Công nghệ nuôi cấy tế bào sừng da tự thân trong điều trị bỏng

Tế bào sừng cũng là loại tế bào được sử dụng nhiều trong điều trị vết thương, vết bỏng sâu diện rộng (do thiếu nguồn da ghép tự thân) và phục vụ nhiều nghiên cứu khác. Tế bào sừng là tế bào thuộc biểu bì có tính sinh miễn dịch thải ghép cho nên phải sử dụng tế bào của da tự thân.

Hiện nay, có thể thu nhận tế bào sừng từ nhiều nguồn tế bào khác nhau (ví dụ từ mảnh da, vùng tế bào ở chân lông, vùng phồng của nang lông,…).

Kỹ thuật nuôi cấy tế bào sừng biểu bì (một số bước có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp và môi trường nuôi tế bào sừng):

Bước 1: Chọn, sàng lọc người cho mẫu da Bước 2: Lấy mẫu da và bảo quản mẫu da Bước 3: Xử lý mẫu da

Bước 4: Tách biểu bì đơn

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 38 Một số phương pháp phổ biến tách biểu bì ra khỏi trung bì và thu tế bào biểu bì đơn:

+ Mẫu sinh thiết da khoảng 5cm2 rửa trong dung dịch muối và ủ bằng Dispase ở 370C trong 30 – 40 phút, sau đó chuyển biểu bì vào dung dịch Trypsin và ủ ở 370C trong 10 phút [9].

+ Mẫu da đặt trong dung dịch Dipase, ủ ở 2 – 80C trong 18h. Tách biểu bì ra khỏi trung bì cho vào ống ly tâm chứa 2 ml Trypsin-EDTA (0,25% - 0,02 mM) ủ ở 370C trong 10 - 12 phút.

+ Ủ mẫu da trong dung dịch Trypsin – EDTA (0,25% - 0,02%) tỷ lệ 1:4 ở 40C trong khoảng 16 – 20h [10].

Bước 5: Nhân rộng tế bào sừng biểu bì.

Bằng cách nuôi tế bào sừng trong môi trường. Ban đầu môi trường được sử dụng để nuôi cấy sơ cấp và thứ cấp tế bào sừng trên lớp nâng đỡ nguyên bào sợi có bổ sung huyết thanh động vật. Trong hệ thống này, tế bào sừng có thể được cấy chuyển cho đến khi chúng được 20 - 50 thế hệ [4].

Tuy nhiên, hiện nay đã có những cải tiến để khắc phục một số hạn chế của các môi trường nuôi cấy đã sử dụng trước đó, như sử dụng môi trường nuôi cấy không huyết thanh hoặc có bổ sung nhân tố từ thực vật.

Ngoài ra có thể còn một số bước khác tùy thuộc vào môi trường nuôi tế bào sừng, như: chuẩn bị lớp nâng đỡ nguyên bào sợi, cấy tế bào lên lớp nâng đỡ (hay giá đỡ), theo dõi và đánh giá tấm tế bào nuôi cấy.

Công nghệ nuôi cấy tế bào sừng khá phức tạp, một trong những ứng dụng quan trọng của nó là góp phần điều trị để cứu sống những bệnh nhân bỏng sâu diện tích lớn thiếu nguồn da ghép tự thân.

Tuy nhiên, trước đây các tế bào biểu mô được nuôi cấy trong môi trường có huyết thanh, cần có chi phí rất cao, quy trình nuôi cấy phức tạp. Vì thế, các bác sĩ Viện bỏng Quốc gia đã thử nghiệm phương pháp phân lập và nuôi cấy tế bào sừng

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 39 trong môi trường không huyết thanh với mục tiêu tạo tấm tế bào sừng tự thân nuôi cấy để điều trị bỏng. Đây là biện pháp đơn giản, rẻ tiền hơn rất nhiều so với phương pháp khác.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG (Trang 37 - 39)