Công nghệ nuôi cấy tế bào da hiện nay

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG (Trang 32 - 33)

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN VỌNG

3.2.1. Công nghệ nuôi cấy tế bào da hiện nay

Các tế bào da (tế bào sừng, nguyên bào sợi …) sau khi được tách từ mẫu da sẽ được đưa vào môi trường nuôi cấy trên các đĩa nuôi cấy, sau một thời gian (khác nhau tùy từng loại tế bào) từ một số tế bào ban đầu, các tế bào sẽ phát triển, nhân lên và liên kết với nhau để tạo nên các “màng” tế bào nuôi cấy. Do sự liên kết giữa các tế bào rất mong manh, dễ vỡ, dễ đứt rách, hơn nữa việc đưa các màng tế bào này để ghép lên nền vết bỏng rất khó khăn, nên tỉ lệ thành công khi ghép các màng nuôi cấy trên lâm sàng thường không cao. Các màng này rất dễ bị tiêu hủy do nhiễm khuẩn và chất lượng liền sẹo cũng hạn chế. Mặt khác việc phối hợp giữa nuôi cấy và lâm sàng cũng nhiều bất cập (ví dụ khi tế bào da có thể ghép được thì vết thương lại chưa đủ điều kiện để ghép, và ngược lại khi vết thương đủ điều kiện để ghép thì các tế bào chưa đủ tuổi hay mật độ cần thiết hoặc đã quá già để ghép).

Để khắc phục những nhược điểm trên hiện nay đã có những thay đổi lớn trong công nghệ nuôi cấy tế bào da, đó là việc tìm ra các giá đỡ để cho tế bào phát triển, nhân lên trên đó trong quá trình nuôi cấy. Thay vì chỉ nuôi cấy các tế bào trong môi trường nuôi cấy, trên đĩa nuôi cấy đơn thuần thì người ta cấy các tế bào trên một loại màng nền như một giá đỡ cho tế bào. Các giá đỡ này phải đảm bảo là có thể sử dụng để đắp lên vết thương và cho phép các tế bào phát triển bình thường trên đó. Khi mật độ và tuổi của tế bào phù hợp ghép, người ta đưa cả tấm giá đỡ này cùng với các tế bào trên đó để ghép lên vết thương, vết bỏng. Nhờ phát minh này cùng với việc sử dụng các màng sinh học, các vật liệu che phủ vết thương tạm thời để chuẩn bị nền ghép mà tỉ lệ thành công và giá thành điều trị đã có những bước đột phá. Các giá đỡ được sử dụng là các màng collagen, một số màng tổng hợp, bán tổng hợp sử dụng trong điều trị vết thương…

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 33 Các nhà khoa học đã thành công trong công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi da đồng loại để điều trị vết thương, vết bỏng. Bằng việc sử dụng tấm TegadermR (một loại điều trị vết thương thông thường) để làm giá đỡ cho tế bào đã tạo ra các tấm nguyên bào sợi nuôi cấy có chất lượng tương đương sản phẩm tương tự của các trung tâm trên thế giới nhưng giá thành chỉ thấp bằng 1/4.

Một bước tiến trong công nghệ nuôi cấy, đó là công nghệ nuôi cấy tế bào sừng da tự thân để điều trị bỏng nặng và các trường hợp chấn thương mất da lớn. Không chỉ có các bước tiến trong công nghệ nuôi cấy, việc sử dụng các sản phẩm nuôi cấy cũng có nhiều thay đổi. Thay vì sử dụng đơn thuần các màng nguyên bào sợi, tế bào sừng nuôi cấy ghép lên vết thương thì ngày nay người ta đã kết hợp việc nuôi cấy tế bào sừng để tạo lớp biểu bì lên chất nền trung bì là lớp nguyên bào sợi nuôi cấy – đó là công nghệ da nhân tạo do kết hợp lớp biểu bì nuôi cấy với một màng collagen, màng silicon hay một loại màng tổng hợp khác.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)