So sánh người Hoa ở Philippines với một số nước trong khu vực Đông Na mÁ thờ

Một phần của tài liệu người hoa ở philippines thời kỳ thuộc tây ban nha (1565 – 1898) (Trang 35 - 42)

6. Bố cục đề tài

3.2. So sánh người Hoa ở Philippines với một số nước trong khu vực Đông Na mÁ thờ

Sự hình thành và phát triển của cộng đông người Hoa cũng như vai trò và vị trí của họ ở từng nước trong khu vực Đông Nam Á phụ thuộc khá lớn vào tính chất của chính sách khai thác thuộc địa của từng nước tư bản phương Tây. Chính vì vậy số phận của người Hoa phụ thuộc khá lớn vào chế độ cai trị của các nước tư bản. Cũng như đã trình bày ở trên, người Hoa ở Philippin dưới thời thuộc địa Tây Ban Nha khác hẳn với những cộng đồng người Hoa ơ các nước Đông Nam Á.

Sự xâm nhập và bành trướng của chr nghĩa thực dân phương Tây vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ XVII đã làm thay đổi các hình thức hoạt động kinh tế xã hội của các nước trong khu vực nói chung, của người Hoa nói riêng. Đi đầu trong công cuộc thôn tính và khai thác thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á là thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan. Nếu như trước thế kỷ XVII các nhà buôn người Hoa mới chỉ chạm trán với các thương gia Ấn Độ, Arập, Nhật Bản thì bây giờ họ gặp phải những đối thủ mạnh hơn từ các cường quốc phương Tây. Trong cuộc cạnh tranh này thương gia người Châu Âu thắng thế vì họ có kinh nghiệm kinh doanh tiên tiến hơn, kèm theo một đội quân có trang bị vũ khí hung hâu. Họ nhanh chóng chiếm lĩnh các điểm buôn bán quan trọng thuộc các vùng đất trù phú duyên hải khu vực này. Vì mới đến chưa am hiểu phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ cũng như thị trường nội địa các nước Đông Nam Á nên thực dân phương Tây đã sử dụng người Hoa thương như một cái cầu nối, người trung gian phân phối hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dung, thâm chí cả trong việc thuế

vụ và đấu thầu. Cũng vì vậy, người Hoa đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển cảu các nước Đông Nam Á.

Người Hoa ở Philippines khác với người Hoa ở một số nước trong khu vực thời kỳ này bởi vì chính sách cai trị của Tây Ban Nha đặc biết hơn so với các nước phương Tây khác. Chính sách bài Hoa của chính quyền thực dân Tây Ban Nha đã làm cho hoạt động buôn bán bằng thuyền theo mùa ở Philippin bị yếu đi, hoạt động ngoại thương của người Hoa cũng giảm dần và số lượng người Hoa thương nhập cư vào nước này cũng ít đi. Đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XVIII kết quả trên đưa đến sự gia tăng hoạt động thương mại của lớp người Hoa lai. Họ bắt đầu đảm nhiệm chức năng buôn bán lẻ và cho vay nặng lãi. Theo số liệu thống kê thì số người Hoa ở toàn bộ các đảo của Philippin đầu thế kỷ XX có khoảng 126 nghìn người. Trong đó chỉ có hơn 7 nghìn người Hoa không lai, số còn lại là người Hoa lai. Nhiều người trong số Hoa lai theo đạo thiên chúa giáo và họ được hưởng các quy chế về luật pháp cũng như thuế khóa ưu đãi hơn người Hoa thực thụ. Nhưng bên cạnh đó chính sách của tư bản cũng đè nặng họ và có khi đánh đổi cả mạng sống khi bị xua đuổi và giết hại.

Thay vào đó người Hoa ở quốc gia hải đảo Indonesia láng giềng trong thời kỳ đầu nô dịch và thuộc địa của Hà Lan có số phận tốt hơn so với người Hoa ở Philippin. Sauk hi thiết lập được thế độc quyền buôn bán hương liệu và gia vị ở Indonexia, đàu thế kỷ XVII công ty Đông Ấn ở Hà Lan bắt đầu đấu tranh chống lại các đối thủ của mình, trong đó có những người Hoa đã từng sinh sống ở đó. Thế nhưng sau đó người Hà Lan hiểu rằng, muốn xâm nhập sâu rộng vào xã hội nước này cần phải hợp tác với người Hoa. Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XVII trở đi chính quyền Hà Lan chính thức cho phép người Hoa được hành nghề bán buôn, bán lẻ, xây dựng phố xá, mở xưởng thủ công, nhà máy chế biên nông sản. Không những thế họ còn được đảm bảo an ninh về than thế cũng như sở hữu tài sản. Ngoài ra họ còn được trọng dụng, bổ nhiệm làm cai quản, trông coi việc dân sự và quản lý đô thị.

Kết quả trên không những củng cố thêm vị trí kinh tế của người Hoa trong cơ cấu kinh tế thuộc địa, mà còn kích thích sự gia tăng dân số người Hoa bằng con đường nhập cư.

Số phận người Hoa ở Liên bang Malaisia dưới chế độ thuộc địa và bảo hộ của người Anh có nhiều nét tương đồng với người Hoa ở Indonesia. Nhưng sự thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế xã hội của người Hoa, vai trò của họ trong sự phát triển kinh tế của nước này được đánh dấu và biểu hiện rõ nét từ những thập niên cuối thế kỷ XIX. Từ những năm 60 của thế kỷ XIX, các thành phố như Penang, Malaca, và Singapore trở thành những trung tâm tiếp nhận, phân phối người Hoa nhập cư từ Trung Quốc cho cả khu vực và thế giới. Với điều kiện thuận lợi như vậy dân số người Hoa ở ba đơn vị hành chính trên tăng hơn bất cứ đô thị nào của Đông Nam Á.

Ở Singapore ở thời điểm người Anh cai trị, người Hoa ở đó chỉ khoảng 30 người, nhưng đến năm 1879 con số đó lên tới gần 56.000 người. Thời kỳ này, người Hoa chủ yếu chỉ buôn bán nhỏ và làm vườn, làm thợ thủ công, nhưng họ cũng được trọng dụng và có điều kiện phát triển hơn so với người Hoa ở Philippin cùng thời kỳ.

Ở Việt Nam, chính sách đối với kiều dân Trung Hoa di cư nói chung và Hoa thương nói riêng được biểu hiện ở hai mặt: ngăn cách và đồng hóa. Ở triều Lý và triều Trần cho phép Hoa thương đươc đi lại buôn bán và cư trú ở những nơi quy định, không được tự do tới kinh đo Thăng Long. Ngoài việc cấm đoán đến kinh thành, những người Hoa đã định cư ở Việt Nam còn phải tuân theo phong tục, thậm chí phải ăn mặc theo kiểu Việt Nam. Qúa trình hình thành cộng đồng người Hoa như một bộ phận ổn định thường xuyên cơ cấu xã hội Việt Nam. Nhà buôn người Hoa được ưu đãi hơn cả người Việt trong một số lĩnh vực kinh doanh như trong việc đóng tàu, trong việc miễn giảm thuế.

Hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Dương thuộc Pháp có nhiều nét khác với người Hoa ở Philippines. Người Hoa ở đây được ưu ái hơn. Họ có quyền sở hữu ruộng đất, kế thừa tài sản, tụ do đi lạ, buôn bán và

và ký kết các hợp đồng xây dựng. chính sách của thực dân Anh đối với các cộng đồng nhập cư người nước ngoài ở Miến Điện là khuyến khích các nhà buôn ngườ Hoa đảm nhiệm chức năng môi giới- buôn bán. Thái độ của người Miến Điện đối với người Hoa kiều rất hữu nghị và than thuộc. Nhiều nhà buôn người Hoa được người Anh trưng dụng và được phép điều hành một số khu vực dân cư, được bổ nhiệm làm cai trị [50; 97].

KẾT LUẬN

Tìm hiểu về người Hoa ở Philippines thời kỳ thuộc Tây Ban Nha có thể đưa ra một số kết luận chung sau đây :

Sự di chú của người Hoa tới Philippines đã xuất hiện từ rất sớm và đã hình thành nên một con đường buôn bán , giao thương từ trước khi thực dân phương Tây xâm nhập.

Người Hoa phân bố chủ yếu ở các thành thị lớn của Philippines như Manila và tập trung chủ yếu ở khu Parian, một nơi chỉ dành riêng cho người

Hoa sinh sống và buôn bán, giao thương với người bản địa cũng như với thực dân Tây Ban Nha sau khi Philippines bị chiếm đóng.

Khi Tây Ban Nha xâm chiếm Philippines đã có những chính sách đôi với người Hoa ở đây, họ kỳ thị chủng tộc và với sự lớn mạnh của thương nhận người Hoa đã đe dọa tới người Tây Ban Nha . Chính vì vậy họ đã ban hành những chính sách hà khắc nhằm giảm bớt sự lớn mạnh của người Hoa ở Philippines, có thời gian người Hoa hầu như bị trục xuất và đuổi khỏi Philippines khiến số lượng Người Hoa ở đây giảm đi đáng kể.

Những đóng góp của người Hoa trong sự phát triển linh tế, đã phần nào tác động tới tư tưởng của người Tây Ban Nha, khi mà họ nhân ra vai trò của người Hoa trong phát triển kinh tế hết sức quan trọng ,cả trong đời sống văn hóa. Điều này đã thay đổi chính sách của người Tây Ban Nha đối với người Hoa sau này.

Người Hoa ở Tây Ban Nha có những đặc trưng riêng và những chính sách của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở đây cũng rất khác với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, khi mà ở các nước trong khu vực cùng sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây, người Hoa ở các nước đều có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế và được ưu ái, nhưng người Hoa ơ Philippines thì người Hoa luôn bị xua đuổi và có những chính sách nhằm ngăn chặn sự lớn mạnh của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Lê Thị Anh Đào (2003), “Vài nét về vai trò, vị trí của nguời Hoa trong nền kinh tế Thái lan”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5,tr 25-30.

2.Châu Thị Hải (2001), “Người Hoa ở Indonesia với cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr 38-51

3.Đào Hùng(1987), Người Hoa lưu lạc, Sở văn hóa thông tin Đà Nẵng.

4.Nguyễn Xuân Tuấn(2004), Tìm hiểu về cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á, Khóa luận tốt nghệp cử nhân lịch sử, Đại Học Khoa Học Huế.

5.Trần Khánh(1997), “Bàn về thuật ngữ và khái niệm người Hoa Đông Nam Á”, Tạp chí Đông Nam Á, sô 4, tr59,63.

6.Nguyễn Thành Văn (2003), “ Người Hoa ở Malaysia”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 5, tr 57- 62.

7.Eli Fronte(4/1977), “Người Hoa kiều ở Đông Nam Á”, Tạp chí Quốc Phòng, số 7, tr24- 27.

Internet:

8. vietphd.org/forum/showthread.php 9. theodonglichsu.historyboard.net

PHỤ LỤC

Ảnh 1: Một gia đình người Hoa ở chợ lớn

Nguồn: vietphd.org/forum/showthread.php

Ảnh 2: Một gia đình người Hoa di dân ở Quảng Tây

Ảnh 3 : Thương nhân người Hoa giao hàng

Một phần của tài liệu người hoa ở philippines thời kỳ thuộc tây ban nha (1565 – 1898) (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w