Đặc trưng của người Hoa ở Philippines dưới thời thuộc địa Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu người hoa ở philippines thời kỳ thuộc tây ban nha (1565 – 1898) (Trang 32 - 35)

6. Bố cục đề tài

3.1. Đặc trưng của người Hoa ở Philippines dưới thời thuộc địa Tây Ban Nha

(1565-1898)

3.1. Đặc trưng của người Hoa ở Philippines dưới thời thuộc địa Tây BanNha Nha

Khác với cộng đồng người Hoa ở Malaixia, Indonexia, vị trí kinh tế nói riêng và sự phát triển cộng đồng người Hoa nói chung ở Philippines có nhiều điểm đặc thù. Trong gần 4 thế kỷ bị chủ nghĩ tư bản phương Tây thống trị, hết Tây Ban nha rồi lại đến Mỹ, nền kinh tế Philippines là một nền kinh tế thuộc đia và mỗi lần thay dổi chế độ thuộc địa là mỗi lần kinh tế của Philippines biến đổi theo hình thái và đặc trưng của nền kinh tế thuộc địa ấy. Trong thời trị vì của Tây Ban Nha, sự ra đời của khu trung tâm buôn bán Parian của người Hoa là một ví dụ điển hình. Và sự phát triển dân số quá nhanh của người Hoa ở đây đã tác động đến chính quyền Tây Ban Nha và chúng đã không ngần ngại thi hành những chính sách buộc người Hoa ở đây không thể phát triển được nữa như cấm tự do đi lại, tự do hành nghề, thậm chí cấm cả hoạt động buôn bán lẻ. Có thể nói quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng người Hoa ơ Philippines dưới chế độ thuộc địa Tây Ban Nha không giống với bất cứ quốc gia nào trong khi vực, cuộc sống của họ luôn luôn bgị đe dọa bởi những cuộc tàn sat. Vì đấu tranh quyền lợi nên lại tiếp tục bị tàn sát, nhưng không thể tiêu diệt được sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Hoa.

Với bản tính năng động, sang tạo người Hoa đã chuyển hướng những hoạt động của mình sang các lĩnh vực mới như môi giới, phân phối, thu gom hàng hóa và hoạt động trong nghề sản xuất thủ công như nghề in và nghề làm giấy. Cũng vì thế, người Hoa có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển ngành nghề này ở Phlippin. Với sự chuyển hướng thành công đó, người Hoa

vẫn chiếm được vị trí nhất định trong cơ cấu kinh tế thuộc địa ở Philippines, chủ yếu là lĩnh vực buôn bán.

Thời kỳ Philippines thuộc Tây Ban Nha, cộng đồng người Hoa đã được hình thành điển hình là khu người Hoa. Điều này có ý nghĩa rằng người Hoa di cư với số lượng lớn trong một thời gian ngăn, họ lại nắm trong tay phần lớn hoạt động thương mại ở Philippines nên người Tây Ban Nha muốn khống chế kiểm soát họ để hạn chế quyền lợi của người Hoa, gảm bớt sự ảnh hưởng tới lợi ích của Tây Ban Nha vẫn coi trọng người Hoa hơn người Philipiines bản địa, nên muốn có chính sách quản lý riêng đối với cộng đồng này.

Bên cạnh đó, Người Tây Ban Nha cũng phải hiểu rằng, muốn xâm nhập sâu vào xã hội bản địa và khai thác thuộc địa có hiệu quả thì họ không thể áp dụng mãi chinh sách kỳ thị chủng tộc đối với họ. Sự thay đổi nhận thức đó được bắt nguồn từ một người sỹ quan chịu trách nhiệm hậu cần và tài chính trong quân đội Tây Ban Nha. Tuy nhiên những tàn dư của kỳ thị chủng tộc, người Tây Ban Nha vẫn cảnh giác cao với sự nổi dậy và khống chế nền kinh tế thuộc địa ở Philippines của người Hoa. Vì thế, mặc dù có những chính sách nới lỏng hơn trong hoạt động kinh tế, nhưng những hoạt động của người Hoa cũng cầm chừng, chủ yếu vẫn trong phạm vi buôn bán lẻ và làm các nghề thủ công mỹ nghệ. Tình hình này kéo dài đến tận những năm cuối của thế kỷ XIX – khi chế độ thuộc địa của Mỹ thay thế chế độ thuộc địa của Tây Ban Nha ở nước này năm 1898.

Thời kỳ Philippines thuộc Tây Ban Nha, cộng đồng người Hoa đã được hình thành điển hình là khu người Hoa- Parian ở Manila với cơ cấu tổ chức quản lý có hệ thống, và họ trở thành một bộ phận dân cư được người Tây Ban Nha đặt riêng khác với những người Philippines bản địa. Điều này có ý nghĩa rằng người Hoa cư trú đến với số lượng lớn trong một thời gian ngắn, họ lại nắm trong tay phần lớn hoạt động thương mại ở Philippines nên người Tây Ban Nha muốn kiểm soát họ để hạn chế quyền lợi của người Hoa, giảm bớt sự ảnh hưởng tới lợi ích của Tây Ban Nha, hơn nữa có thể người

Tây Ban Nha vẫn coi trọng người Hoa hơn người Phlippines bản địa, nên muốn có chính sách quản lý riêng đối với cộng đồng này.

Tuy người Hoa bị Tây Ban Nha thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc và hạn chế trong các hoạt động kinh tế, nhưng người Hoa ở Philippines thời kỳ này vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế thương mại của Philippines, là lực lượng chính góp phần tạo nên sự hưng thịnh của thương cảng Manila. Họ nắm trong tay các mối thương mại chính với thị trường Trung Quốc, điều mà những người Tây Ban Nha rất cần họ. Chính vì vậy, người Tây Ban Nha ở Philippines vừa có mâu thuẫn với người Hoa ở đây, nhưng lại vừa có sự hỗ trợ lẫn nhau với người Hoa bởi người Hoa chiếm tỷ lệ lớn trong những hoạt động thương mại ở Philippin. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người Tây Ban Nha ở đây, người Tây Ban Nha chủ yếu thu lợi nhuận từ việc đánh thuế thương mại từ người Hoa và các thương nhân khác. Nhưng người Tây Ban Nha lại khó có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc, khó có thể trực tiếp buôn bán tơ lụa với Trung Quốc như người Hoa, nên họ rất cần đội ngũ người Hoa để có thể tiếp cận với thị trường to lớn này. Mặt khác, người Hoa buôn bán nhiều ở Philippines và thu được nhiều lợi ích bởi nhờ bạc trắng mà người Tây Ban Nha cung cấp.

Cộng đồng người Hoa ở Phlippines thời kỳ này góp phần vào biến đổi dần cơ cấu kinh tế- xã hội của Philippines. Tuy bị hạn chế bởi chính quyền thuộc địa, nhưng họ vẫn phát huy được thế mạnh vốn có của mình, và là nhân tố hằng xuyên trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Philippines không chỉ giai đoạn này mà còn cả ở những giai đoan lịch sử sau. Số phận người Hoa ở Philippines trong thời kỳ thực dân Tây Ban Nha khác hẳn với những cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á cùng thời.

Cộng đồng người Hoa rất dễ nhận diện ở Philiipines. Họ có khuynh hướng sống tập trung vào một khu vực nhất định ( khu ngườ Hoa Parian), thường là những thành phố lớn, khu thương mại, khu công nghiệp, nơi đông dân cư như Manila. Nói chung họ sống gần hoặc quanh những bờ sông Pasing

và các hải cảng ở Philippines. Người Hoa tớ đây chủ yếu là buôn bán và theo mùa buôn bán, xong họ lại trở về bằng những chiếc thuyền buôn đầy những hàn hóa và chiến lợi phẩm.

3.2. So sánh người Hoa ở Philippines với một số nước trong khu vựcĐông Nam Á thời kỳ thuộc địa

Một phần của tài liệu người hoa ở philippines thời kỳ thuộc tây ban nha (1565 – 1898) (Trang 32 - 35)