Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện văn quan - tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 28 - 33)

T ng quan ti li uổ àệ

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Quan là một huyện phía tây của tỉnh Lạng Sơn từ 21044’ đến 220 vĩ tuyến Bắc và từ 106024’ đến 106043’ Kinh Đông, cách Thành phố Lạng Sơn 35 km, với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 Thị trấn). Vị trí tiếp giáp của huyện nh sau:

-Phía Bắc giáp: Huyện Văn Lãng.

-Phí Đông giáp: Huyện Cao Léc.

-Phía Nam giáp: Huyện Chi Lăng.

-Phía Tây giáp: Huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.

Huyện Văn Quan có tổng diện tích tự nhiên là 55028,23 ha (Kiểm kê 2010). Nơi rộng nhất từ Đông sang Tây là 27,5km, từ Bắc xuống Nam là 25km. Huyện có đường quốc lộ 1B và tỉnh lộ 279 chạy qua với tổng chiều dài 50 km. Với vị trí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các huyện bạn, thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Văn Quan là huyện miền nói của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất, núi đá vôi xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng dần từ phía Tây Nam - Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc… gây trở ngại, hạn chế đến sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân trong huyện, mặt khác, cũng là thuận lợi cho huyện trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

Địa hình bị chia cắt mạnh gây hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, việc quy hoạch bố trí các khu công nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đô thị, khu dân cư gặp nhiều khó khăn.

4.1.1.3. Khí hậu - thời tiết

Huyện Văn Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa hạ nóng Èm mưa nhiều, mùa đông khô hanh, Ýt mưa.

Nhiệt độ trung bình năm là 21,70C.

Lượng mưa trung bình năm là 1500mm. Do sự phân bố lượng mưa không đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.

Độ Èm không khí bình quân 81,5%.

Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam, vùng không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.

Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1.466 giê.

Nhìn chung khí hậu của huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên do biên độ nhiệt dao động giữa các mùa lớn, mùa khô kéo dài, chế độ mưa tập trung đã gây nên những biến hiện tượng hạn hán, xói mòn trên đất dốc, mùa đông lạnh có sương muối.

4.1.1.4. Thủy văn, sông ngòi

Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều, có 2 con sông lớn chảy qua:

-Sông Kỳ Cùng: Bắt nguồn từ xã Bát Xa cao 1 166 m ở huyện Đình Lập, chảy qua huyện Cao Lộc đến huyên Văn Quan. Trên chiều dài huyện sông có chiều dài khoảng 35km. Từ Nà Kiểng đến Điềm He sông chảy theo hướng Đông - Tây, từ Điềm He đến hết ranh giới huyện, sông chảy theo hướng Nam - Bắc. Chế độ dòng chảy lớn, về mùa mưa thường xuất hiện lũ.

- Sông Thà Lải: Bắt nguồn từ vùng núi phía Nam huyện có độ cao 523m, chảy theo hương Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tri Lễ, Lương Năng, Xuân Mai, Vĩnh Lại hợp với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng với chiều dài khoảng 50km.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có mạng lưới khe suối khá dày, nhưng so địa hình phức tạp, dòng chảy nhỏ nên hiệu Ých sử dụng nước không cao.

Có thể nói ở tất cả các xã trong huyện, cần phải có sự can thiệp thích hợp và tốn kém ở một chừng mực nào đó thì nguồn nước mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

*Tài nguyên đất

Qua điều tra khảo sát đất huyện Văn Quan gồm có các nhóm đất chính sau: - Nhóm đất Feralit: Nhóm đất này chiếm khoảng 93,47% tổng diện tích đất tự nhiên, gồm có các loại sau:

+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: Chiếm khoảng 61,54% đất đai hiện có. Loại đất này để trồng rừng, trồng hồi và cây ăn quả.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét: Chiếm 14,24% tổng diện tích đất đai toàn huyện. Phân bố chủ yếu ở xã Trấn Ninh, Hòa Bình, Tràng Phái. Loại đất này được sử dụng để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

+ Đất nâu đỏ trên sản phẩm phong hóa đá vôi: Chiếm 10,15% diện tích đất, được phân bố rải rác ở các xã tiểu vùng 1 như Thị trấn Văn Quan, xã Khánh khê, Tràng Các, Tràng Sơn, Bình Phúc và ở các xã tiểu vùng 2 như Việt Yên, Vân Mộng, Hòa Bình và xã Lương Năng ở tiểu vùng 3. Một số diện tích đất này đã được dùng để trồng hồi, rừng và cây ăn quả.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Chiếm 7,5% tổng diện tích đất đai. Loại đất này sử dụng trồng 1 đến 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu tùy vào khả năng nước tưới của từng vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất vàng xám trên đá mác ma axít: Chiếm 5,7% tổng diện tích đất đai, phân bố rải rác ở các xã Song Giang, Văn An, Vĩnh Lại,…. Loại đất này sử dụng để trồng lúa màu nhưng năng suất không cao.

- Nhóm đất sản phẩm dốc tụ: Chiếm khoảng 0,83% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở nhiều xã trong huyện. Loại đất này được sử dụng để trồng màu hoặc 2 lúa.

Nhìn chung đất của huyện có độ phì nhiêu từ trung bình đến khá, có tầng dày đất khá, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm (cây ăn quả, chè, hồi…).

Diện tích đất:

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất của huyện là 55028,23 ha. Bao gồm các loại đất sau:

- Đất nông nghiệp: Diện tích là 45.981,2 ha, chiếm 83,56% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích là 1.955,34 ha, chiếm 3,55% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất đô thị: Diện tích 1.250,00 ha, chiếm 2,27% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

- Đất khu dân cư nông thôn: Diện tích là 1.433,03 ha, chiếm 2,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện còn khá nhiều, chiếm 11,83% tổng diện tích tự nhiên của huyện với 6.507,76 ha. Quỹ đất này trong thời gian tới tiếp tục được khai thác để trồng rừng và trồng các cây hàng năm.

* Tài nguyên nước

Văn Quan là một huyện có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Nguồn nước mặt: Huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Kỳ Cùng và sông Thà Lải chảy qua với tổng chiều dài 85 km, ngoài ra còn có các hệ thống khe suối cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Nguồn nước ngầm: Qua điều tra khảo sát cho thấy trữ lượng nước ngầm của huyện khá phong phó, chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên do địa hình là các đồi núi cao nên việc khai thác nguồn nước gặp nhiều khó khăn.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng của huyện Văn Quan tương đối lớn. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 37.051,14 ha, chiếm 67,33% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó bao gồm:

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích 8.543,65 ha, chiếm 15,53% tổng diện tích. - Đất rừng sản xuất: Diện tích 27.446,49 ha, chiếm 49,88% tổng diện tích. - Đất rừng đặc dụng: Diện tích 1.061,00 ha, chiếm 1,93% tổng diện tích.

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện đã phát hiện được trên 25 mỏ và điểm có thể khai thác khoáng sản là Barit, Bôxit, chì, vàng và vật liệu xây dựng.

Theo tài liệu báo cáo tổng kết dự án điều tra cơ bản của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (năm 2003) đã xác định được 2 điểm quặng Barit tại Bản Hấu, Nà Chanh (xã Tràng Phái) với trữ lượng 166.000 tấn. Một số điểm quặng Bôxit, tại xã Tràng Phái, Tân Đoàn, Tri Lễ, Tú Xuyên. Điểm đá ốp lát tại xã Tân Đoàn, Tràng Phái, Yên Phúc, Văn An… và các mỏ đá vôi có ở nhiều nơi đặc biệt là dọc theo tuyến quốc lộ: 1B, tỉnh lộ 279, 240.

* Tài nguyên nhân văn

Hiện nay huyện có 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn), gồm nhiều dân tộc chung sống nh: Tày, Nùng, Kinh,… với nhiều bản sắc dân tộc.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Với lợi thế là vùng có nhiều cảnh quan đẹp (các hang động Krast) và nhiều di tích lịch sử văn hóa (quê hương nhà cách mạng Lương Văn Tri, hồ Bản Nầng…), khí hậu trong lành, cùng sự phát triển của giao thông, kết hợp với bản sắc văn hóa dân tộc sẽ la tiềm năng cho ngành du lịch của huyện.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Văn Quan là một huyện miền núi, công nghiệp chưa phát triển, môi trường thiên nhiên trong lành. Địa bàn có nhiều sông, suối, hồ đập và nhiều khu vực trong huyện vẫn còn nhiều nét tự nhiên tạo nên những điều kiện cảnh quan thuận lợi cho phát triển du lịch, dưỡng bệnh, nghỉ ngơi.

Hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm giảm độ phì nhiêu của đất, hạn hán xảy ra đã gây ra sự cạn kiệt nước của các dòng sông, suối vào mùa khô và mực

nước ngầm giảm dần. Đến mùa mưa, lũ lụt, sạt lở thường xảy ra gây thiệt hại hoa màu, cây trồng, vật nuôi.

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản chưa thực sự gắn liền với đầu tư phục hồi tài nguyên và môi trường, diện tích rừng trong những năm gần đây có tăng mạnh nhưng chất lượng rừng còn hạn chế.

Cùng với việc phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp, là việc bổ sung nhiều loại hóa chất, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng đã tác động xấu tới môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những vấn đề trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường phải tương xứng với mức độ đầu tư khai thác và yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững là điều hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện văn quan - tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 28 - 33)