NHỮNG THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XUẨT KHẨU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng kinh doanh và các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ở Công ty DONIMEX pdf (Trang 37 - 45)

1. Thành tựu:

Có thể đánh giá thành tựu về hoạt động xuất khẩu của Công ty DONIMEX như sau:

- Trong những năm qua, cán bộ công nhân viên Công ty đã có nhiều cố gắng bám sát thị trường trong và ngoài nước, khai thác được nhiều nguồn hàng xuất khẩu và thực hiện tốt các chỉ tiêu, quy định đề ra.

- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty đã chú trọng, quan tâm đến công tác tiếp thị, khai thác mặt hàng mở rộng thị trường trong và ngoài nước nên đã xuất khẩu được những mặt hàng chính là nông,. lâm, thổ sản và thêm nhiều loại hàng khác như may mặc, dụng cụ thể thao, máy móc ... tận dụng nguyên liệu có sẳn trong nước, gián tiếp giải quyết được nhiều lao động làm ra sản phẩm xuất khẩu nên giá trị xuất khẩu của Công ty ngày một nâng cao.

- Trong quá trình kinh doanh mua bán hàng hóa có sự cạnh tranh gay gắt, Nhà nước mở rộng cơ chế xuất nhập khẩu, cho thành lập nhiều công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế. Được xuất nhập khẩu trực tiếp, các văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng tham gia mua bán trực tiếp đến tận cơ sở thu mua, sản xuất, chế biến nên làm cho giá cả lên xuống thất thường. Sự biến động về tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, tỉ giá USD lên xuống cũng ảnh hưởng đến việc tính toán và gây khó khăn trong kinh doanh xuất nhập khẩu nhất là những tháng cuối năm 1997. Trước tình hình như vậy, Công ty đã áp dụng nhiều phương án kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, bán tận gốc (không qua trung gian), tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lượng hàng hóa, thanh toán sòng phẳng, đã thực sự gây được lòng tin, lôi cuốn khách hàng đến hợp tác lâu dài nên vừa tạo được nguồn hàng ổn định vừa có khách hàng tiêu thụ.

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu nhanh chóng, chính xác, đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ, đúng hạn.

- Thực hành tiết kiệm, giảm chi phí trong kinh doanh như: vận tải, bốc dỡ, giám định, bảo quản hàng hóa ...

- Tổ chức lao động, bộ máy quản lí gọn nhẹ, mỗi người đều kiêm nhiệm hai, ba việc nên làm việc có hiệu quả, năng suất lao động cao hơn các năm trước.

- Quan tâm tới việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học bổ túc thêm ngoại ngữ, vi tính, nghiệp vụ ngoại thương, tiếp cận thị trường nước ngoài, tham dự các buổi hội thảo chuyên đề về các mặt quản lí của doanh nghiệp do thành phố, tỉnh và Sở Thương mại tổ chức.

2. Những tồn tại:

Bên cạnh các thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty còn những tồn tại sau:

- Công ty chưa thiết lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn, chưa có phương hướng cụ thể đối phó với sự biến động thất thường của thị trường có thể xảy ra.

Hoạt động xuất khẩu của Công ty có tăng về kim ngạch nhưng nhìn chung phương thức kinh doanh còn mang tính "phi vụ", "chộp giựt" là chính. Hàng xuất khẩu của Công ty còn manh mún, nhỏ lẻ.

- Chất lượng hàng của Công ty chưa ổn định, tỉ trọng hàng thô vẫn còn chiếm khá lớn.

- Thị trường hàng tiêu thụ của Công ty tuy có được mở rộng song vẫn chưa ổn định. Một số bạn hàng chưa đủ tin cậy để tiến hành làm ăn lớn. Đa số các bạn hàng của Công ty chỉ tiêu thụ theo kiểu mùa vụ.

- Trong hoạt động tạo nguồn hàng, Công ty chưa thiết lập được mối quan hệ với các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh. Thu mua hàng của Công ty phần nhiều còn theo kiểu gom hàng từng hộ gia đình, từng cơ sở nhỏ lẻ khi khách hàng có nhu cầu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, Công ty bị động về nguồn hàng hoặc việc tạo hàng không đảm bảo chất lượng.

- Từ trước đến nay, Công ty chưa được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, Công ty còn phải đi thuê đất, nhà xưởng, kho bãi với giá cả ngày càng tăng thêm nên làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

- Công ty chuyên mua bán kinh doanh xuất nhập khẩu, chưa có cơ sở sản xuất, thu mua, chế biến nên nhiều lúc bị động về nguồn hàng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giá cả lên xuống thất thường cũng gặp không ít khó khăn trong việc tính toán kinh doanh.

- Do thiếu vốn, Công ty phải tự cân đối, giữ uy tín với ngân hàng, có vay có trả đầy đủ, sòng phẳng nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, bị động.

- Trình độ cán bộ, công nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương ít, hầu hết trái ngành nghề nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường cạnh tranh sôi động hiện nay.

3. Nguyên nhân:

Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing riêng biệt mà chỉ ở mức độ tư pháp, chưa đi sâu.

Cơ cấu tổ chức mới đã làm cho cán bộ công nhân viên bị động, chưa thích ứng được với cơ cấu tổ chức, công việc mới đã làm giảm chất lượng của công việc.

Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Hiện nay trên địa bàn Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu có rất nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dẫn tới tình trạng phá giá, ép giá ... gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Công ty chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài, do đó Công ty gặp khó khăn trong việc giao dịch,tiếp xúc, chào hàng với các bạn hàng nước ngoài.

PHẦN III

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.

1.Chính sách xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Đại hội lần thứ VII của Đảng (cuối 1991) đã khẳn g định "Đa phương hóa quan hệ đối ngoại", "đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại" lấy "Hiệu quả kinh tế đối ngoại" là mục tiêu, là động lực trực tiếp, phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa VIII) đã đề ra một Nghị quyết riêng về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, tạo điều kiện cho đất nước tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh này, Trung ương đánh giá vừa là "thời cơ" vừa là "nguy cơ" cho đất nước.

Năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 114/HĐBT ngày 07/4/1992 về quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu, đó là một bước sửa đổi các chính sách văn bản trong quản lý xuất nhập khẩu. Ngày 19/4/1994, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định 33/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Ngày 13/1/1997, Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định số 28/TTg về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu.

2. Hệ thống quan điểm cơ bản đổi mới chính sách ngoại thương , đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta.

2.1- Đẩy mạnh xuất khẩu, bao gồm xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhập khẩu, về ngoại tệ cần thiết cho kinh tế quốc dân.Thông qua nhập khẩu tranh thủ thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước , đổi mới cơ cấu kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng cường khoa học và kỹ thuật của đất nước.

2.2- Phấn đấu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hàng hoá xuất khẩu, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế.

2.3- Khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất các sản phẩm hướng về xuất khẩu và nhữnh sản phẩm thay hàng nhập khẩu thiết yếu mà sản xuất trong nước có hiêụ quả hơn nhập khẩu.

2.4- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu phù hợp với cơ chế thị trường trên cơ sở gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và nước ngoài.

2.5- Mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đi đôi với sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương bằng luật pháp và các đòn bẩy kinh tế.

2.6- Xoá bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu , nhập khẩu kinh doanh phải có hiệu quả (bao gồm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế- xã hội đồng thời phải thực hiện trách nhiệm xã hội do pháp luật quy định. Khi phục vụ lợi ích chung, trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu bị thua thiệt, Nhà nước có chính sách hỗ trợ thích đáng.

Chính sách ngoại thương đã và đang hình thành ở nước ta hoàn toàn xuất phát từ đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Nhà nước Việt Nam, đồng thời có tính đến xu hướng phát triển của thị trường thế giới, khả năng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/CP cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu không phải xin giấy phép xuất nhập khẩu khi tham gia các hoạt động xuất khẩu,các doanh nghiệp chỉ cần khai báo mã số hải quan với các cơ quan hải quan. Ngoài ra, Nghị định còn mở rộng thêm các đối tượng tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm các cá nhân và các pháp nhân có đăng ký kinh doanh đều được tham gia xuất khẩu các loại hàng hoá nằm trong danh sách các hàng hoá được Nhà nước cho phép xuất khẩu.

3. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu.

a). Chính sách gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào mục đích khai thác và sản xuất hàng nhập khẩu.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia. Trong những năm trước mắt , khi mà nguồn vốn tích luỹ nội bộ còn hạn hẹp, thì đầu tư trực tiếp chiếm vị trí quan trọng, nó góp phần cải biến dần cơ cấu kinh tế quốc dân. Thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chúng ta sẽ tranh thủ vốn , kỹ thuật và công nghệ mới, mở rộng thị trường nước ngoài , tiếp thu các kinh nghiệm tiên tiến, trên cơ sở đó xây dựng những cơ sở kinh tế mới, hiện đại hoá một số cơ sở hiện có nhằm tạo điều kiện việc làm cho người lao động khai thác một phần những tiềm năng sẵn có của đất nước để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài, góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thực tế đã chỉ rằng, bất cứ sự hợp tác nào cũng chỉ có thể hình thành và phát triển vững chắc và lâu dài, nếu như lợi ích của các bên liên quan đều được đảm bảo.

Xuất phát từ những quan niệm nói trên, Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống Luật (trong đó có Luật đầu tư nước ngoài) nhằm tạo ra những điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi cho các bạn hàng quốc tế tham gia đầu tư, liên doanh liên kết. Đồng thời, họ có thể thực hiện một cách thuận tiện việc chuyển lợi nhuận, chuyển vốn về nước, được tham gia vào quản lý xí nghiệp, được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất đưa vào Việt Nam dưới hình thức góp vốn, có ưu đãi nhất định về tài chính ...

b) Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu trong lĩnh vực thuế như.

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu.

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu dùng lợi nhuận đầu tư vào sản xuất hàng xuất khâủ được giảm thuế lợi tức.

 Các doanh nghiệp gia công hàng hoá cho nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị , vật tư tiêu dùng cho hàng gia công. Tiền gia công hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu.

- Vật tư nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

c) Tăng cường sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái tiền tệ trong việc định hướng vĩ mô cho xuất-nhập khẩu. Không nên để tỷ giá đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài chênh lệch quá xa so với tỷ giá trên thị trường.

Không nên thi hành chính sách tỷ giá thả nổi do thị trường tự do ấn định.

Nhà nước cần tìm cách ổn định tỷ giá hối đoái, coi nó như là một công cụ, chính sách.

d) Nhà nước cần trực tiếp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia các hoạt động xuất khẩu.

Cụ thể là cần đơn giản hoá các điều kiện đối với các doanh nghiệp trong việc xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.Họ được ưu tiên cấp giấy phép ra nước ngoài để tiếp cận thị trường thế giới, tìm hiểu nhu cầu hoặc giới thiệu, quảng cáo mẫu mã hàng hoá. Nhà nước không nên quan niệm "Nhà nước độc quyền ngoại thương" như đã từng có trong nhiều thập niên trước đây, bằng luật pháp, chính sách cơ chế Nhà nước vẫn có thể quản lý chặt chẽ hoạt động ngoại thương mà không cần giữ độc quyền.

e) Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội , vừa là điều kiện , vừa là giải pháp không thể thiếu được của việc khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu ở nước ta hiện nay.

Thực trạng của kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở nước ta còn rất thấp kém. Do vậy, nếu thiếu hoặc đầu tư không tương xứng thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến dung lượng thị trường, đến khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn có hạn, cần phải sử dụng tổng hợp sức mạnh trong nước và quốc tế thông qua nhiều hình thức liên doanh liên kết khác nhau để nâng cấp, mở rộng xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và phục vụ các nhu cầu khác của dân cư và thay đổi bộ mặt đất nước.

II. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng kinh doanh và các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ở Công ty DONIMEX pdf (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)