CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Phân tích quản trị chiến lược công ty Barrick Gold. (Trang 45 - 50)

1. Sự hiện diện của công ty trên toàn cầu

Trụ sở công ty Barrick được đặt tại Toronto, Canada. Cơ cấu tổ chức của Barrick được tổ chức các khu vực:

• Úc-Thái Bình Dương (AP) trụ sở • Bắc Mỹ (NA) trụ sở Salt Lake-Hoa Kỳ • Nam Mỹ (SA) trụ sở Santiago-Chile

• Công ty cũng có 75% cổ phần tại African Barrick Gold (ABG).

Vào cuối tháng 12 năm 2010, về tài sản vàng Barrick có tất cả 19 mỏ hoàn toàn thuộc sở hữu của công ty, 6 mỏ liên doanh (bốn trong số đó do Barrick quản lý), 6 dự án phát triển và thăm dò tiên tiến. Còn đối với đồng Barick có 2 mỏ lớn Zaldívar( Nam Mỹ) và Osborne (Úc)

Từ khi mới thành lập Barrick mở rộng thị trường ra khỏi Canada. Từ năm 1994, Barrick đã mở rộng chiến lược ra ngoài khu vực ở Bắc Mỹ và hiện đang hoạt động trên năm châu lục.

Barrick khi dịch chuyển hoạt động kinh doanh của mình ra toàn cầu chủ yếu là các hoạt động thăm dò và khai thác vàng.

Những thị trường của Barrick bao gồm: Mỹ, Chile, Peru, Cộng hòa Dominica, Úc, Pakistan, và Tanzania, và một số khu vực khác.

2. Lí do hiện diện toàn cầu

Barrick muốn xây dựng công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới, cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thế giới. Do đó công ty đang nổ lực hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trên khắp thế giới, bằng cách tìm kiếm và khai thác các mỏ mới nhằm tăng sản lượng khai thác.

Bên cạnh đó, để mở rộng hình ảnh thương hiệu của mình trên phạm vi toàn, Barrick đã tập trung vào việc tài trợ cho các địa phương mà Barrick đang hoạt động.

Mong muốn mang lại cho khách hàng: các sản phẩm có chất lượng, hàm lượng kim loại nguyên chất cao, giá thành rẻ.

Chiến lược toàn cầu giúp công ty có thể phát triển và khai thác các năng lực cốt lõi của nó để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tham gia thị trường toàn cầu giúp Barrick tăng sản lượng khai thác và gia tăng được lượng khách hàng tại chỗ ở các khu vực mà Barrick thâm nhập.

Tỷ trọng doanh thu theo khu vực địa lý 2002-2010

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Mỹ 61.3% 60.4% 59.0% 53.1% 31.8% 31.6% 33.3% 34.2% 35.0% Nam Mỹ 15.8% 16.3% 13.0% 22.2% 37.1% 37.4% 36.0% 34.1% 33.2% Úc-Thái Bình Dương 5.7% 5.8% 12.3% 13.1% 23.6% 24.2% 23.8% 23.3% 23.4% Nam Phi 17.3% 17.4% 15.7% 11.5% 7.6% 6.8% 6.8% 8.5% 8.4%

Trong 10 năm gần đây, Barrick Gold đang có xu hưởng mở rộng sang thị trường Úc – Thái Bình Dương.

Úc-Thái Bình Dương là khu vực khai thác vàng lớn thứ 3 thế giới sau Nam Phi và Hoa Kì chiếm 13% sản lượng vàng thế giới, vàng chiếm 9% lượng dự trữ ngoại tệ của khu vực này.

Tính đến cuối năm 2010, Barrick sở hữu 5 mỏ ở Úc và 1 mỏ ở Papua New Guinea, trong đó mỏ Kalgoorlie Mine – Úc Barrick chỉ sở hữu 50% và mỏ Porgera Mine ở Papua New Guinea là 95%.

3. Thâm nhập thị trường ở Úc- Thái bình dương

Đây là thị trường mà trước những năm 2000 Barrick rất ít hoạt động tại đây. Barrick thâm nhập vào thị trường này bằng ở ba hình thức liên doanh, sát nhập và mua lại.

• Trong năm 2001, Barrick đã sáp nhập với công ty khai thác mỏ Homestake, và mở rộng danh mục hoạt động đầu tư ở các mỏ Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc. Ở Úc bao gồm 2 mỏ trong đó mỏ Kalgoorlie Consolidated Gold Mines (KCGM) là mỏ lớn có tuổi thọ khoảng 15 năm, có trữ lượng sản xuất 280.000 triệu ounce vào năm 2009.

Công ty có thêm nhiều cơ hội hơn khi công ty chỉ hoạt động một mình tại đây( điều này được thể hiện rỏ khi công ty tiến hành liên doanh với 3 mỏ mới ở Úc cũng trong năm này)

• Trong năm 2006, Barrick mua thêm mười hai mỏ của Placer Dome Inc. Trong đó có mỏ Porgera rất quan trọng mỏ này thuộc tỉnh Enga ,nằm ở độ cao 2.500 mét ở Tây Nguyên của Papua New Guinea. Đến năm 2008 Barrick đã sỡ hữu 95% tài sản của mỏ này, đạt mức sản xuất 627.000 ounce vàng.

Tuy nhiên hoạt động khai thác của Barrick tại mỏ này gặp rất nhiều khó khăn khi nhiều người dân địa phương tìm kiếm vàng trong chất thải, đống đá thải và ngay tại các mỏ lộ thiên của công ty. Hành động này là bất hợp pháp và làm công ty giảm đi một nguồn thu nhập quan trọng, gây ra tác động đối với môi trường.

• Barrick tiếp tục hoạt động liên doanh với Newmont trong những năm 2000. Đặt biệt là hoạt động liên doanh tại mỏ vàng Super Pit Kalgoorlie, mỗi công ty chiếm 50% cổ phần. Super Pit là mỏ lớn nhất ở Úc, trữ lượng sản xuất năm 2009 lên đến 690.000 triệu ounce. Newmont và Barrick tham gia vào hợp tác liên doanh để tiết kiệm chi phí trong hoạt động và gia tăng khả năng phát triển hàm lượng quặng khai thác .

Thông qua hoạt động liên doanh này Barrick đã dần đuổi kịp các đối thủ tại thị trường này.

• Trong năm 2008, Barrick tiến hành một thỏa thuận liên doanh với Xstrata plc ("Xstrata"). Mỗi bên chiếm 50% cổ phần. Quyền, trách nhiệm của Xstrata và Barrick là như nhau.

Tuy nhiên, dự án này gặp nhiều khó khăn khi không được chính phủ cấp giấy phép hoạt động.

• Năm 2008, mua lại Cadence Inc ở Úc và đổi tên thành Barrick Energy, mở rộng sang lĩnh vực khai thác năng lượng.

a. Lợi ích

Trữ lượng vàng của Barrick tại khu vực này tăng đáng kể. Đây là khu vực có sản lượng tăng trưởng cao thứ 2 của Barrick( sau Hoa Kỳ). Barrick đã xây dựng cả 3 lĩnh vực kinh doanh của mình tại đây gồm có:vàng, đồng và năng lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Vị thế ở thị trường Úc

Barrick chiếm 18,3% sản lượng khai thác vàng tại đây. Là nhà sản xuất lớn thứ 2 tại đây sau Newmont.

c. Thách thức gặp phải khi thâm nhập

Sức ép giảm chi phí

Thị trường Úc- Thái bình dương có nhiều đối thủ đang hoạt động như: Newmont, Gold field, BHP Billiton, Newcrest Mining( có trụ sở ở Úc), Goldcorp, Eldorado Gold. Trong đó Newmont là nhà sản xuất lớn nhất tại đây. Barrick tham gia vào hoạt động ở thị trường này khá muộn so với các đối thủ, Barrick gặp phải nhiều sức ép sẵn có của các đối thủ đặt ra như quan hệ với các chính phủ, chính trị gia để duy trì giấy phép hoạt động. Cho nên việc cắt giảm chi phí sẽ tạo ra thêm lợi nhuận cho công ty.

Bằng chiến lược mua lại, sát nhập và liên doanh. Barrick đã cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động tại đây bằng cách cùng sử dụng nhà máy sản xuất của các đối thủ liên doanh Newmont tại khu vực Kalgoorlie. Sử dụng nguồn nhân công giàu kinh nghiệm trong mỏ đồng Lumwana.

Như vậy áp lực giảm chi phí đối với Barrick Gold là rất cao

Sức ép địa phương

Áp lực từ giấy phép hoạt động (SLTO): Càng ngày sự quan tâm của cư dân địa phuoeng, chính phủ, các chính trị gia vào hoạt động khai thác mỏ càng lớn, tuy nhiên những giấy phép hoạt động này thường có thời gian sử dụng ít( 4-5 năm). . công ty phải cố gắng nhiều hơn để duy trì giấy phép hoạt động

Quy định của chính phủ: những thay đổi trong chính sách, quy định của chính phủ Úc và các nước TBD đều có ảnh hưởng đối với công ty. Và đặc biệt khi vấn đề nhân quyền, tài nguyên của các quốc gia ngày càng được coi trọng, sự suy giảm nguồn tài nguyên là lí do chính kiến chính phủ đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn từ mỏ mà công ty khai thác.Vào tháng 11 năm 2011, chính phủ Australia đã ban hành một quy định về giá phí đối với lượng khí thải carbon của các doanh nghiệp khia thác mỏ. từ $23 / tấn lên $25 / tấn.

Môi trường là yếu tố hành đầu mà các chính phủ Úc-TBD quan tâm. Hoạt động tại mỏ Porgera gây thiệt hại cho môi trường đây là nguyên nhân dẫn đến 30/1/ 2009 Quỹ hưu trí của Chính phủ Na Uy loại trừ Barrick từ danh mục đầu tư do "gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng”

Thực hiện phúc lợi của cộng đồng địa phương là điều bắt buộc mà Barick phải làm khi muốn tiến hành hoạt động thăm dò và khai thác ở khu vực này. Vì vậy, Barrick đóng góp $3 tỷ cộng đồng trong những hoạt động trong năm 2011

Công ty chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sức ép đáp ứng địa phương

d. Lựa chọn chiến lược

Thấp Thấp Cao Sức ép đáp ứng địa phương

Sức ép giảm chi phí Chiến lược toàn cầu

Chiến lược đa nội địa

Chiến lược xuyên quốc gia

Cao

Qua những phân tích ở trên, có thể kết luận Barrick Gold đã lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia khi thâm nhập thị trường mới.

Kết luận

Kinh doanh tại thị trường nước ngoài đã đóng góp một khoảng rất lớn vào doanh thu mỗi năm cho Barrick. Việt gia tăng hoạt động kinh doanh ở nước ngòai đã mang lại trên tổng doanh thu của công ty vào năm 2010 lên đến $ 10 924 triệu

Sự hiện diện của của Barrick phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp khai thác mỏ. Hiện tại Barrick đang hoạt động trên 12 quốc gia ở 5 châu lục.

Thâm nhập vào các thị trường mới có tiềm năng cao trên toàn cầu. Việc mở rộng các khu mỏ, mỏ mới thông qua các hình thức liên doanh, liên minh, mua lại, sát nhập. Đã giúp Barrick sở hữa được 5 trong tổng số 10 mỏ vàng giàu nhất thế giới và năm 2010 Barrick đã trở thành nhà khai thác vàng lớn nhất thế giới: Goldstrike( Mỹ), Cortez(Mỹ), Valerado(Argentina), Lagunas Norte( Peru), Super Pit/Kalgoorlie(Australia) và sở hữu hơn 60% mỏ lớn thứ 3 thế giới Carlin- Nevada( Mỹ).

Một phần của tài liệu Phân tích quản trị chiến lược công ty Barrick Gold. (Trang 45 - 50)