Xây dựng ý thức – một chiến lược thu hồi.

Một phần của tài liệu Đánh giá chuỗi cung ứng của Cocacola(việt nam) ĐH kinh tế thái nguyên.doc (Trang 35 - 37)

Ý thức người tiêu dùng rất quan trọng để thu hồi lại sản phẩm, vì vậy COCA- COLA đang thúc đẩy việc thực hiên bằng nhiều cách. Thách thức lớn nhất là nâng cao ý thức tiềm năng của người tiêu dùng để thu hồi những phế phẩm cũ và thúc đẩy mọi người làm theo.

COCA-COLA cần thực hiện một vài chiến lược nâng cao ý thức thu hồi và tiếp tục tìm ra nhiều cách hiệu quả và phổ biến hơn.

d. Quá trình sử dụng sản phẩm

Là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới có mạng lưới trên 200 quốc gia, điều đó vừa mang đến cho COCA-COLA những lợi thế cũng như trách nhiệm to lớn trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu trước các tác động của hoạt động thượng mại. Sợi dây liên hệ chính giữa các hoạt động kinh doanh với khí thải gây hiệu ứng nhà kính nằm ở giai đoạn sử dụng sản phẩm. COCA-COLA đã ước tính rằng các hoạt động sản xuất riêng lẻ của nó chỉ tạo ra lượng khí thải chiếm 10% tổng lượng khí tạo ra trong suốt chu kì sống của sản phẩm, 90% còn lại đến từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, các nhà sản xuất linh kiện, quá trình phân phối.

III. Nhận xét:

Năm 2010 là năm xảy ra lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Một doanh nghiệp ,công ty tồn tại và phát triển là việc khó khăn và cần có những chính sách xử lý tình huống thật tốt.Ví dụ như việc sử dụng ngân sách hiệu quả hơn,việc lập những kế hoạch cho marketing….Việt Nam cũng như các nước khác,đang chịu

Nam sẽ phải đề ra những chính sách cho năm 2011 để giữ vững được thị phần,lợi nhuận … Một điều tất yếu trong khủng hoảng kinh tế là người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi phí dành cho mua sắm,tiêu dùng … để tiết kiệm vậy điều đó tất ảnh hưởng đến việc giảm sút doanh thu của Coca-Cola. Hơn nữa,đối thủ lớn của Coca-Cola là PepsiCo sẽ có những động thái để thu hút thị phần của chúng ta. Điều đó không những ảnh hưởng đến doanh thu ,thị phần trong thời gian khủng hoảng mà còn dẫn đến hậu quả lâu dài.Với rất nhiều thách thức như vậy,Coca-Cola phải đưa ra một chiến dịch marketing ngắn hạn (cũng như tiếp nối những chiến dịch sau đó) để duy trì, phát triển hình ảnh, thị phần, doanh thu của Coca-Cola tại Việt Nam.

Qua những nghiên cứu về sản phẩm Coca-cola của công ty Coca-cola Việt Nam chúng ta có thể thấy đây là một sản phẩm đang phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam cũng như thế giới. Nguyên nhân chính là do quản trị chuỗi giá trị của Coca- cola của công ty có hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế của chuỗi cung ứng chưa được chú ý, xong chuỗi cung ứng của coca cola Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định, đó là nhờ vào sự liên kết chặt chẽ có hệ thống của các thành viên trong chuỗi. Vì thế cần tận dụng tối đa để nâng cao hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng của Công ty. Từ việc phân tích tìm hiểu trên, những công ty nước giải khát của Việt Nam cần rút ra bài học cho mình để có thể phát triển mạnh hơn. Đặc biệt trong điều kiện gia nhập WTO, thị trường mở cửa rộng lớn và những hãng nước ngọt nội địa vẫn chưa đủ sức cạnh tranh. Với những cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của từng thành viên trong chuỗi cung ứng trong tương lai chắc chắn coca cola Việt Nam sẽ phát triển lớn mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá chuỗi cung ứng của Cocacola(việt nam) ĐH kinh tế thái nguyên.doc (Trang 35 - 37)